Khái niệm “nhà thông minh” đã dần quen thuộc hơn với người dùng Việt, trở thành lựa chọn hàng đầu đối với mỗi gia đình mong muốn trải nghiệm sống tiện nghi, hiện đại. Vậy năm 2020 so với 2023 (hiện tại) nhu cầu lựa chọn nhà thông minh của người Việt liệu có khắt khe hơn?
1. Tại Việt Nam, nhà thông minh đã và đang trở thành xu hướng
Theo Statista (Đức), doanh thu thị trường Nhà thông minh tại Việt Nam dự kiến đạt 287,10 triệu đô la Mỹ vào năm 2023, và được kỳ vọng chạm mốc 460,10 triệu đô la Mỹ vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2022-2027) là 12,51%.
Thị trường smarthome đang bùng nổ mạnh mẽ ở Việt Nam với dự kiến lên tới 5,60 triệu hộ gia đình sử dụng nhà thông minh vào năm 2027, theo nghiên cứu từ Statista. Như vậy, nhà thông minh đang dần trở thành lựa chọn của người dùng Việt hướng tới tiêu chuẩn sống tiện nghi, đặc biệt đối với một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
2. “Nhiều hơn những kỳ vọng” về ngôi nhà thông minh của người dùng Việt
Vậy người dùng mong muốn từ một không gian sống thông minh?
2.1. Nhà thông minh chuẩn tiện nghi
Trải nghiệm tiện nghi chính là tiêu chí hàng đầu của người dùng khi lựa chọn là thông minh. Bao gồm các thiết bị có khả năng tương tác lẫn nhau và tương tác với người dùng.
Nhà thông minh, trước hết, được kỳ vọng đem đến không gian sống tiện nghi, hiện đại hơn cho gia chủ. Đây cũng là điểm khác biệt rõ rệt nhất của nhà thông minh so với nhà truyền thống – mô hình nhà ở với các thiết bị điện hoạt động độc lập, chỉ có thể điều khiển trực tiếp bằng công tắc.
Để đáp ứng được nhu cầu tiện nghi của người dùng, nhà thông minh cần có những tính năng nào? Trước hết cần kể đến tính năng điều khiển đa phương thức, đồng thời cũng là tính năng cơ bản nhất của smarthome. Các chủ nhà hiện đại có nhu cầu điều khiển mọi thiết bị điện trong nhà qua một ứng dụng thống nhất trên smartphone, từ đó vừa giảm lược số lượng điều khiển từ xa trong nhà, vừa dễ dàng quản lý tình trạng thiết bị từ bất kỳ đâu. Đây cũng là tính năng giải quyết được nỗi lo lãng phí điện năng do quên tắt thiết bị điện khi ra khỏi nhà, bởi người dùng có thể dễ dàng kiểm tra và điều chỉnh tình trạng thiết bị kịp thời chỉ qua ứng dụng trên smartphone.
Không chỉ qua ứng dụng điện thoại, hiện nay nhiều người dùng smarthome còn ưa chuộng tính năng điều khiển bằng giọng nói nhờ hệ thống tích hợp cùng loa thông minh. Đặc biệt, giải pháp smarthome điều khiển bằng giọng nói tiếng Việt nhận được sự quan tâm hơn cả bởi phù hợp với cả người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, các ngữ cảnh sống thông minh là một phần không thể thiếu để đáp ứng kỳ vọng tiện nghi vượt trội của người dùng. Bởi các thiết bị nhà thông minh có khả năng tương tác lẫn nhau, chủ nhà dễ dàng thiết lập kịch bản sống tùy theo nhu cầu mỗi thành viên.
Ngày nay, cùng mang đến giá trị sống tiện nghi nhưng người dùng ưu tiên các giải pháp nhà thông minh toàn diện với bộ điều khiển trung tâm mạnh mẽ, tốc độ xử lý nhanh chóng, có thể kết nối đa dạng thiết bị, không gặp trở ngại về kết nối tại không gian rộng. Như vậy, khách hàng có thể cắt giảm tối ưu chi phí cho việc đầu tư bộ xử lý trung tâm trong nhà. Đồng thời trải nghiệm tiện nghi tuyệt đối với đa dạng các thiết bị thông minh mà không cần lo lắng về các chuẩn truyền thông khác nhau.
2.2. Nâng tầm thẩm mỹ cho không gian sống với nhà thông minh
Bên cạnh nhu cầu về không gian sống tiện nghi, lựa chọn nhà thông minh, người dùng còn có mong muốn khoác “áo” mới cho ngôi nhà của mình với vẻ đẹp hiện đại, mới mẻ nhờ các giải pháp, sản phẩm smarthome.
Sản phẩm với thiết kế đẹp, chỉn chu, sang trọng, phù hợp với phong cách sống cũng như nội thất ngôi nhà đã trở thành lý do quan trọng thuyết phục chủ nhà cân nhắc lựa chọn thương hiệu smarthome, bên cạnh yếu tố kỹ thuật.
Kỳ vọng về một không gian sống thẩm mỹ hơn, người dùng ngày càng quan tâm đến lĩnh vực chiếu sáng thông minh và thiết kế chiếu sáng, bởi đây là yếu tố quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi nhà mà còn là cảm xúc của gia chủ. Thiết kế hệ thống đèn thông minh chuyên nghiệp, cẩn thận sẽ giúp ánh sáng không chỉ đơn thuần phục vụ mục đích sinh hoạt, mà còn nâng tầm thẩm mỹ cho không gian sống và gợi cảm xúc cần thiết cho chủ nhà.
Không chỉ là xu hướng của người dùng Việt, trên bình diện toàn cầu, quy mô thị trường chiếu sáng thông minh đạt 13,5 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022, và được dự kiến tăng gấp hơn 3 lần, chạm mốc 41,2 tỷ đô la Mỹ vào năm 2028, theo IMARC (Mỹ).
Có thể thấy, không đơn thuần là nhu cầu về một sản phẩm thông minh, “khách hàng của năm 2023”- khách hàng hiện đại quan tâm song song yếu tố thẩm mỹ và cảm xúc sản phẩm tạo nên. Do vậy, bên cạnh kết hợp smarthome cùng smart lighting, các sản phẩm smarthome cũng cần thiết kế sản phẩm tinh tế, sang trọng đi cùng với những chất liệu cao cấp đảm bảo sự bền bỉ theo thời gian.
2.3. Xu hướng nhà ở trong tương lai đảm bảo an ninh
Trong bối cảnh an ninh vẫn là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam, người dùng nhà thông minh hiện nay có mong muốn bảo vệ ngôi nhà của mình tốt hơn nhờ ứng dụng của công nghệ. Đánh giá trên góc độ toàn cầu, Grand View Research (Mỹ) cho biết, phân khúc bảo mật và quản lý truy cập chiếm vị thế hàng đầu lĩnh vực smarthome với hơn 30,40% tổng doanh thu vào năm 2022.
Cụ thể hơn, trong lĩnh vực smarthome, camera thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) giúp khoanh vùng cảnh báo, phát hiện chính xác xâm nhập trái phép là sản phẩm được kỳ vọng giải quyết được mối lo về an ninh của gia chủ.
Tại Việt Nam, bộ giải pháp an ninh toàn diện AI Camera Lupa là giải pháp hàng đầu trong lĩnh vực smarthome đáp ứng yêu cầu khắt khe của người dùng về giải pháp vừa đảm bảo an ninh cho ngôi nhà vừa bảo mật tuyệt đối thông tin người dùng, có khả năng phát hiện xâm nhập chính xác và ngay lập tức thông báo về điện thoại người dùng qua ứng dụng Lumi Life+.
Kết hợp cùng hệ sinh thái nhà thông minh Lumi, người dùng có thể thiết lập kịch bản an ninh như: ngay khi AI Camera Lupa phát hiện xâm nhập thì thông báo được gửi về app, đồng thời toàn bộ đèn bật, rèm mở toang, vòi phun nước hoạt động để chủ động đuổi trộm.
Không chỉ dừng lại ở ngữ cảnh an ninh thông minh, người dùng hiện đại cũng không bỏ qua các vấn đề bảo mật thông tin – trường hợp rất dễ gặp phải khi sử dụng các loại camera không rõ nguồn gốc trên thị trường. Với AI Camera Lupa, hoặc bất cứ sản phẩm nào của Lumi, mọi dữ liệu người dùng sẽ được mã hóa và lưu trữ trên cloud do Lumi quản lý. Máy chủ lưu trữ thông tin người dùng nhà thông minh được đặt tại Việt Nam và được nâng cấp hàng năm để đảm bảo tuyệt đối an toàn thông tin cho khách hàng.
Ngoài ra, người dùng nhà thông minh hiện nay còn phản hồi họ đặc biệt quan tâm đến những tình huống bất ngờ có thể xảy ra, như sự cố mạng – nếu có xâm nhập vào đúng thời điểm ấy thì sẽ ra sao? Đây là bài toán cần các đơn vị smarthome cần giải quyết, xóa bỏ triệt để nỗi lo về an toàn của người dùng.
Thấu hiểu mong muốn tăng cường an ninh của khách hàng, Lumi phát triển Bộ điều khiển trung tâm Premium với tính năng tích hợp ngoại vi SIMCOM – thiết bị được sử dụng để cung cấp khả năng kết nối mạng di động cho các thiết bị nhờ thẻ SIM thông thường. Do đó, người dùng nhà thông minh Lumi được đảm bảo hơn về mặt an ninh khi thông báo xâm nhập có thể được gửi đa phương thức, không chỉ qua thông báo từ ứng dụng Lumi Life+ mà còn qua tin nhắn điện thoại hoặc cuộc gọi trực tiếp, hoàn toàn không lo bị ảnh hưởng bởi các sự cố mạng.
____________________________________
Không chỉ đảm bảo nhu cầu an ninh, thẩm mỹ và nâng tầm tiện nghi, nhà thông minh Lumi với bộ não nâng cấp mạnh mẽ – HC Premium sắp ra mắt của Lumi sẽ đáp ứng mọi kỳ vọng của người dùng Việt cho một sản phẩm công nghệ ưu việt. Khách hàng mong muốn tìm hiểu về sản phẩm có thể theo dõi thông tin chi tiết tại fanpage Nhà thông minh Lumi và video giới thiệu sản phẩm vào 10h00 ngày 16/08/2023.