TOP 3 cách quản lý nhà thông minh hiệu quả nhất hiện nay

Một ngôi nhà thông minh là ngôi nhà có một hệ thống các thiết bị điện thông minh được kết hợp với nhau thành mạng thiết bị. Hệ thống mạng thiết bị này hoạt động theo kịch bản tùy biến nhằm tạo ra môi trường sống tiện nghi, an toàn, tiết kiệm năng lượng. Vì vậy để thiết kế được một hệ thống điện thông minh cho một ngôi nhà, để có thể kết nối được tất cả các hệ thống, các thiết bị với nhau, không phải là một điều dễ. Hãy cùng Lumi Việt Nam tìm hiểu cách thức kết nối và hoạt động của một hệ thống điện thông minh cơ bản trong nhà.

1. Thiết kế một hệ thống điện nhà thông minh cơ bản

  • Một hệ thống thiết bị điện thông minh trong nhà cơ bản sẽ được thiết kế gồm:
  • Một thiết bị điều khiển trung tâm được coi là bộ não của một ngôi nhà thông minh, có nhiệm vụ kết nối các thiết bị điện với nhau và điều khiển toàn bộ hệ thống nhà.
  • Các thiết bị điện đầu cuối là những vật dụng điện tử trong nhà như các hệ thống cửa nhà, cổng, điều hòa, rèm mành, các hệ thống ánh sáng, quạt thông gió, ti vi, bếp gas, hệ thống an ninh…
Hệ thống thiết bị điện thông minh trong nhà
  • Các thiết bị điện này được kết nối với nhau trong hệ thống mạng thiết bị bằng công nghệ truyền dữ liệu, qua đường điện và không dây (Zigbee, Wifi).
  • Những thiết bị này được kết nối trực tiếp đến bộ điều khiển trung tâm nhà thông minh.
  • Cuối cùng là hệ thống các phần mềm điều khiển ngôi nhà cài đặt trên bộ điều khiển trung tâm, trên các thiết bị điều khiển và các thiết bị điện tử gia dụng đầu cuối.
  • Chủ nhà có thể giám sát, quản lý, điều chỉnh các thiết bị điện trong hệ thống điện nhà thông minh một cách dễ dàng kể cả khi đang ở bên ngoài; thông qua ứng dụng được cài đặt trên các thiết bị di động.

2. Quản lý nhà thông minh thông qua công nghệ trợ lý ảo

  • Ngày nay, các thiết bị điện thông minh không còn gặp quá nhiều rào cản để hoạt động. Các thiết bị điện thông minh không chỉ dễ dàng hiểu ngôn ngữ của nhau thông qua tiêu chuẩn chung Wifi, Zigbee, mà còn có thể hiểu được nhiều ngôn ngữ nói.
  • Không chỉ điều khiển trực tiếp trên smartphone, máy tính bảng, bạn có thể quản lý nhà thông minh của mình bằng giọng nói của chính bạn.
  • Một số loại nhà thông minh được trang bị công nghệ trợ lý ảo, giúp giao tiếp dễ dàng thân thiện hơn, không cứng nhắc như một hệ thống điều khiển thông thường.
Quản lý hệ thống điện thông minh thông qua công nghệ trợ lý ảo

3. Quản lý hệ thống điện nhà thông minh với Lumi

  • Với giải pháp thiết kế nhà thông minh của Lumi; chủ nhà có thể quản lý tất cả các thiết bị điện tử, gia dụng trong ngôi nhà của mình chỉ bằng một chạm nhẹ trên màn hình cảm ứng của các thiết bị di động thông qua ứng dụng Lumilife.
  • Chủ nhà cũng có thể điều khiển và kiểm soát ngôi nhà thông qua giao diện trực quan 3D; chỉ cần chạm nhẹ vào các biểu tượng mô phỏng thiết bị trong nhà.
  • Với hệ thống ánh sáng, khi có người trong nhà hoặc ra khỏi nhà; các bóng đèn sẽ tự động bật tắt nhờ các cảm biến thông minh hoặc bạn có thể tự bật tắt các bóng đèn tùy ý nhờ hệ thống điều khiển từ xa.
  • Khi trời tối, bạn có thể dễ dàng bật các bóng đèn cầu thang mà không phải mất công tìm xem công tắc đèn cầu thang đang ở chỗ nào.
  • Một kịch bản tùy chỉnh khác, trước khi trở về nhà từ cơ quan, hệ thống điện trong nhà sẽ tự động bình nóng lạnh; hệ thống quạt thông gió; điều hòa nhiệt độ sẽ khởi động… để khi bạn về đến nhà, tất cả đã sẵn sàng phục vụ.
  • Tất cả các thiết bị điện thông minh của Lumi đều dễ dàng quản lý trên các thiết bị di động. Ngày nay, với nhiều công nghệ hiện đại; các ngôi nhà ngày càng trở nên thông minh hơn, tiện nghi hơn, hiểu ý chủ nhà hơn. Lumi tự tin là nhà cung cấp giải pháp nhà thông minh hàng đầu Việt Nam.

Trên đây là những thông tin về quản lý hệ thống điện nhà thông minh chi tiết mà Lumi muốn chia sẻ đến bạn. Hãy liên hệ ngay với Lumi Việt Nam để được tư vấn thiết kế cho ngôi nhà của bạn trở nên thông minh.

    Gửi thông tin ứng viên




    Xin cảm ơn!