Hướng dẫn 5 bước lắp đặt bóng đèn LED thông minh chi tiết nhất

Lắp đặt bóng đèn LED thông minh không chỉ tạo ra ánh sáng hiệu quả mà còn mở ra một thế giới của sự thuận tiện và tiết kiệm năng lượng trong không gian sống của bạn. Hiểu được tầm quan trọng của đèn là như vậy, nhưng chưa chắc các bạn đã biết được cách lắp đặt sao cho đúng chuẩn. Trong bài viết dưới đây, Lumi sẽ hướng dẫn lắp đặt bóng đèn thông minh theo từng bước chuẩn ký thuật

đèn led âm trần thông minh
Đèn LED âm trần thông minh

1. Lưu ý khi lắp đèn thông minh

1.1. Chọn nhân viên kỹ thuật có chuyên môn tốt

  • Nhân viên thực hiện lắp đặt cần phải có kinh nghiệm sâu rộng về lĩnh vực điện và hiểu biết vững về sản phẩm để giảm thiểu rủi ro và nguy cơ nguy hiểm. Nắm rõ cấu trúc của căn nhà, địa điểm lắp đặt, và các kết nối điện để đảm bảo an toàn và tạo ra hệ thống dây điện có vẻ ngoại hình hấp dẫn.
  • Khi chọn đèn thông minh Lumi, người dùng sẽ không cần lo về mặt nhân viên, bởi nhân viên kỹ thuật của Lumi luôn nắm vững cách cấu hình thiết bị trên app Lumi Life đối với đèn LED âm trần cảm biến – Lumi Smart Lighting.

1.2. Hiểu rõ chất liệu trần nhà công trình đang thi công

  • Mỗi công trình sẽ sử dụng mỗi loại chất liệu làm trần nhà khác nhau, tùy vào nhu cầu sử dụng. Vì vậy, khi lắp đặt đèn phải xem xét xem trần nhà làm bằng chất liệu gì, bằng thạch cao, gỗ hay bằng bê tông, xi măng sợi xenlulo…
Lắp đèn thông minh cho phòng khách
Lắp đèn thông minh cho phòng khách
  • Đối với đèn LED âm trần cảm biến sẽ lắp đặt dễ dàng trên chất liệu trần thạch cao, gỗ. Với chất liệu bê tông, xi măng sợi xenlulo, phải khoan lỗ tỉ mỉ, mất nhiều thời gian, công sức. Yêu cầu phía trong trần nhà phải rỗng (chứa driver và đuôi đèn) và đủ lớn.
  • Chỉ riêng đặc điểm này trần nhà bê tông đã không thể đáp ứng được để lắp đèn LED âm trần cảm biến. Nếu bỏ qua những yêu cầu về đặc điểm lắp đặt thì trần nhà bê tông cũng không thể cung cấp cho đèn LED âm trần cảm biến môi trường hoạt động lý tưởng như trần thạch cao.
  • Do trần bê tông rất kín, không gian lỗ khoét không đủ lớn để tản nhiệt cho đèn và driver. Việc này sẽ dẫn đến đèn bị nóng, giảm tuổi thọ và độ sáng nhanh chóng. Ngoài ra, trần bê tông dễ bị xuống cấp vì thấm nước mưa. Những vết ố vàng, ẩm mốc trên bề mặt có thể khiến đèn bị hư hại nhanh chóng.

1.3. Kiểm tra đèn và các yếu tố ngoại cảnh

  • Kiểm tra điện áp và đảm bảo đèn được cấp điện áp phù hợp. Vì điện áp quyết định độ bền của đèn, nếu sai lệch nhiều dễ khiến thiết bị hư hỏng.
  • Không nên lắp đèn thông minh âm trần cảm ứng thông minh với công suất lớn hơn mức cho phép.
  • Dùng bút thử điện để kiểm tra xem nguồn điện đã được ngắt chưa. Nếu chưa tiến hành ngắt cầu dao nguồn trước khi lắp đặt.
  • Tránh các vị trí có thiết bị tỏa nhiệt mạnh, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ đèn LED âm trần cảm biến.
  • Đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các thiết bị như quạt trần hay đèn chùm trang trí…

1.4. Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt đèn LED âm trần thông minh

Các dụng cụ thi công: máy khoan, thước dây, băng keo cách điện, bút thử điện, kìm cắt dây, cầu thang, tua vít,…

Dụng cụ lắp đặt đèn led âm trần cảm ứng

Bộ sản phẩm đèn LED âm trần thông minh – Lumi Smart Lighting. Bao gồm: Đèn, driver, bộ điều khiển trung tâm BLE Mesh, nút cảnh.

Bộ sản phẩm đèn thông minh Lumi Smart Lighting
Bộ sản phẩm đèn thông minh Lumi Smart Lighting

2. 5 bước lắp đặt bóng đèn LED thông minh

Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt đèn

  • Xác định vị trí lắp đèn LED thông minh. Quan sát khu vực cần thi công, đo kích thước. Tính toán số lượng đèn LED âm trần cảm biến cần sử dụng.
  • Đối với hệ thông phức tạp phải có bản vẽ demo các thiết bị và đường dây dẫn điện.

Bước 2: Khoét lỗ trên trần nhà, tường nhà

  • Khoan lỗ trên trần nhà cho vừa vặn với phần chìm của đèn âm trần. Đo kích thước cẩn thận lỗ khoan phải phù hợp với đui đèn, đảm bảo mặt thẩm mỹ.
  • Sau đó đưa bộ phận nguồn lên trước, bao gồm LED driver và phần dây đèn. Có thể khoét thêm một lỗ bên cạnh để dễ thi công nếu lỗ khoan quá nhỏ.
Khoét lỗ trên trần nhà
Khoét lỗ trên trần nhà

Bước 3: Tiến hành đấu nối dây

Tiến hành đấu nối dây điện vào module BLE Mesh. Phải đảm bảo đã ngắt nguồn điện.

Bước 4: Lắp đèn vào lỗ đã khoét sẵn

  • Dùng hai tay bóp hai chân kẹp ngược của đèn lên trên. Để tai cài lò xo 90 độ, đẩy đèn vào lỗ khoét. Kiểm tra đèn có bị lỏng hay không, đã trùng khớp chưa rồi mới buông tay ra.
  • Bật/ tắt đèn xem đèn LED âm trần cảm biến đã hoạt động ổn định chưa. Phần kết nối giữa đèn với với trần nhà đảm bảo chắn chắc.

Bước 5: Kết nối đèn với app thông minh

  • Cấu hình thiết bị đèn LED cảm ứng âm trần với app Lumi Life+ để có thể sử dụng.
  • Test các ngữ cảnh và cài đặt độ sáng của đèn.

3. Hướng dẫn sử dụng đèn thông minh

  • Đảm bảo việc lắp đặt đèn đúng cách và kết nối chúng với nguồn điện.
  • Tải và cài đặt ứng dụng điều khiển đèn trên điện thoại.
  • Kết nối đèn với ứng dụng theo hướng dẫn sử dụng.
  • Sử dụng điện thoại để bật/tắt đèn từ xa.
  • Thay đổi màu sắc ánh sáng theo sở thích hoặc nhu cầu sử dụng.
  • Sử dụng tính năng đặt lịch trình để tự động bật/tắt đèn vào các thời điểm cụ thể.
  • Kích hoạt tính năng tương thích giọng nói để điều khiển đèn bằng lệnh thoại.
  • Liên kết đèn với các hệ thống nhà thông minh khác nếu có.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng đèn định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định.
  • Khám phá các tính năng khác của đèn thông minh như đèn nhấp nháy, chế độ giả vờ có nhà, và điều chỉnh độ sáng.

Việc lắp đặt bóng đèn LED thông minh không chỉ là đơn giản là lắp đèn, mà còn là sự kết hợp của sự chuyên nghiệp và sáng tạo trong lĩnh vực ánh sáng và internet vạn vật. Qua bài viết trên, mong rằng mọi người đã nắm được cơ bản về cách lắp đặt và sử dụng đèn thông minh. Để nhận tư vấn chi tiết về thiết kế chiếu sáng, hãy liên hệ với hotline để nhân viên có thể hỗ trợ bạn 24/7.

    Gửi thông tin ứng viên




    Xin cảm ơn!