Home Assistant được biết đến là một nền tảng quản lý nhà thông minh tiện lợi và an toàn.. Vậy Home Assistant là gì? Cách cài đặt Home Assistant liệu có phải cách duy nhất để quản lý nhà thông minh? Hãy cùng Lumi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Home Assistant là gì?
1.1. Khái niệm
- Home Assistant (HA hay HASS) là một nền tảng quản lý hệ thống nhà thông minh được lập trình bằng ngôn ngữ Python.
- Phần mềm này là một mã nguồn mở, hoạt động thông qua hầu hết các nền tảng hệ điều hành và quản lý nhà thông minh, giúp người dùng điều khiển qua giao diện web hoặc ứng dụng smartphone.
1.2. Thư viện HASS
Thư viện HASS là một hệ thống các nền tảng giúp người dùng tự động hóa các thiết bị trong nhà thông minh. Phần mềm này được sử dụng để tạo ra các hệ thống điều khiển thông minh, từ việc quản lý ánh sáng và nhiệt độ trong nhà đến điều khiển các thiết bị điện tử khác nhau như đèn, máy lạnh,…
Thư viện HASS được chia thành 2 nhóm sản phẩm chính là:
- Hệ thống các loa thông minh như: Google Home, Amazon Echo, Apple Homepod.
- Hệ thống các thiết bị Smarthome: các loại thiết bị điện gia dụng, các thiết bị cảm biến, thiết bị điện thông minh….
- Các sản phẩm điện tử gia dụng điều khiển qua Remote hồng ngoại
- Các loại cảm biến sử dụng sóng ZigBee, BLE Mesh,…
- Các thiết bị hoạt động độc lập qua sóng WiFi
1.3. HASS và Hass.io
- Nếu như HASS là một phần mềm mã nguồn mở cho phép người dùng dễ dàng quản lý hệ thống điện thì Hass.io không được coi là một hệ thống hoàn chỉnh mà hoạt động giống như một mô-đun.
- Mô-đun Hass.io này được cài đặt vào bên trong của Home Assistant giúp người dùng quản lý các chức năng của hệ thống hoặc cài đặt thêm các chức năng khác cho HASS.
2. Tính năng của Home Assistant
- Thứ nhất, Home Assistant đóng vai trò như HUB tổng, là một nền tảng tự động hóa và quản lý nhà thông minh. Phần mềm này cung cấp một loạt các tính năng để kiểm soát các thiết bị và tác vụ thông qua giao diện web hoặc ứng dụng di động. HASS được coi là cầu nối cho các thiết bị nhà thông minh sử dụng các công nghệ IoT khác nhau.
- Thứ hai, HASS có khả năng tích hợp các hệ sinh thái IoT khác thông qua phần mềm như Google, Apple, Amazon, hay các thương hiệu sản xuất phần cứng như IKEA, Philips, Tuya, Xiaomi… Việc này giúp các ứng dụng đồng nhất trong một nền tảng, từ đó người dùng dễ dàng quản lý và điều khiển theo ngữ cảnh linh hoạt.
- Hơn nữa, với nền tảng HASS, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng trợ lý ảo để điều khiển thiết bị nhà thông minh qua giọng nói một cách nhanh chóng và tiện lợi.
3. Cài đặt Home Assistant
3.1 Cài Home Assistant trên điện thoại
Để cài đặt Home Assistant trên điện thoại, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào cửa hàng ứng dụng trên điện thoại của bạn (Google Play cho Android hoặc App Store cho iOS).
- Bước 2: Tìm kiếm “Home Assistant” trong cửa hàng ứng dụng.
- Bước 3: Tải xuống và cài đặt ứng dụng Home Assistant.
- Bước 4: Mở ứng dụng và làm theo hướng dẫn để thiết lập cấu hình và kết nối với giao diện Home Assistant từ xa.
Lưu ý rằng việc cài đặt Home Assistant trên điện thoại chỉ đơn thuần là ứng dụng di động để truy cập và quản lý giao diện Home Assistant từ xa. Bạn cần tham khảo tư vấn của chuyên gia về cách thiết lập và cài đặt Home Assistant trên một máy chủ hoặc thiết bị khác trước khi sử dụng ứng dụng trên điện thoại.
3.2. Cài Home Assistant trên Windows
Để cài đặt Home Assistant trên Windows, làm theo các bước sau:
- Bước 1: Tải xuống ứng dụng Python
- Truy cập vào trang web chính thức của Python và tải xuống phiên bản Python cho Windows.
- Chạy tệp tin đã tải xuống và làm theo hướng dẫn trên màn hình để cài đặt Python. Sau khi tải xong, chạy file cài đặt bằng quyền Administrator và cài đặt như phần mềm khác. Lưu ý tích vào ô “Add path…”
- Bước 2: Cài đặt Home Assistant
- Mở cửa sổ CMD bằng cách nhấn tổ hợp phím “Win + R” và gõ “cmd” sau đó nhấn Enter.
- Trong CMD, gõ lệnh sau để cài đặt Home Assistant: “py -m pip install homeassistant”
- Bước 3: Khởi chạy Home Assistant
- Trong cửa sổ CMD, gõ lệnh sau để bắt đầu Home Assistant: “py -m homeassistant –open-ui”
Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn chờ vài phút để Home Assistant khởi động và bạn có thể truy cập vào giao diện trên trình duyệt web của bạn.
Lưu ý: Cài đặt và cấu hình Home Assistant có thể đòi hỏi kiến thức kỹ thuật cơ bản. Hãy kiên nhẫn và tham khảo tài liệu cung cấp bởi nhà phát triển Home Assistant để tìm hiểu thêm chi tiết.
4. Cách thêm thiết bị vào Home Assistant
- HASS hỗ trợ nhiều thương hiệu và nhiều thiết bị thông minh khác nhau, mỗi thiết bị được gọi là 1 component. Để lựa chọn thiết bị tương thích với hệ thống trong gia đình và đảm bảo việc điều khiển thiết bị diễn ra một cách linh hoạt nhất thì bạn nên tìm hiểu các component được hỗ trợ và cập nhật phiên bản mới nhất.
- Bên cạnh đó, do một hệ thống nhà thông minh cũng có nhiều loại thiết bị với cách cài đặt khác nhau, để thêm thiết bị chuẩn xác và nhanh chóng, bạn nên liên hệ với đội ngũ kỹ thuật để được hỗ trợ tốt nhất.
5. Ứng dụng của Home Assistant trong nhà thông minh
- Giám sát: Hiện nay, nền tảng HASS đã hỗ trợ hơn 1500 thiết bị từ các hãng chuyên sản xuất thiết bị thông minh, cho phép người dùng theo dõi và giám sát tất cả hoạt động của thiết bị thông minh. Một số thương hiệu nổi tiếng được HASS hỗ trợ có thể kể đến như: Google, Amazon, Apple,Facebook, LG, Microsoft,…
- Điều khiển: Khi kết nối các thiết bị với nhau, HASS giúp bạn điều khiển các thiết bị thông minh cực kỳ tiện lợi ngay trên smartphone. Đặc biệt nền tảng này có độ bảo mật thông tin và tính riêng tư khá cao khi không lưu trữ dữ liệu của người dùng trên máy chủ.
- Tự động hóa: Sử dụng HASS cho phép bạn kết nối tất cả các thiết bị điện với nhau và dễ dàng điều khiển bằng cách thiết lập hoạt động của các thiết bị một cách tự động hóa. Việc làm này sẽ giúp cuộc sống của bạn tiện ích và hiện đại hơn.
6. Có thật sự cần Home Assistant cho nhà thông minh?
Khi sử dụng HASS, người dùng sẽ dễ dàng điều khiển và kiểm soát các thiết bị thông minh bởi chúng được liên kết thống nhất trên một giao diện quản lý.
Tuy nhiên, đối với các thương hiệu thiết bị nhà thông minh uy tín như Xiaomi, Sonoff, Lumi,… thì người dùng có thể điều khiển thiết bị thông qua ứng dụng của nhà sản xuất mà không cần cài đặt HASS. Người dùng hãy tham khảo ứng dụng Lumi Life+ mới nhất của Lumi để kiểm soát nhà thông minh từ xa một cách tối ưu nhất.
Với Lumi Life+, người dùng có thể điều khiển tập trung mọi thiết bị điện trong nhà, từ tivi, đèn, điều hòa, camera,… chỉ với chiếc smartphone. Ứng dụng hiển thị trạng thái bật/ tắt thiết bị điện chính xác, giúp người dùng điều chỉnh trạng thái mọi thiết bị điện với “một chạm” ở bất kỳ đâu. Đặc biệt, giao diện app thiết kế trực quan, đơn giản, thân thiện và dễ sử dụng, phù hợp cho người trẻ hiện đại, sáng tạo và cả người cao tuổi không am hiểu nhiều về công nghệ.
Hy vọng bài viết mà Lumi chia sẻ sẽ giúp bạn đã hiểu cơ bản về Home Assistant. Hiện nay, ưu tiên những giải pháp hiện đại, tiện lợi, người dùng có xu hướng lựa chọn thương hiệu nhà thông minh cung cấp ứng dụng điều khiển trên smartphone để có trải nghiệm liền mạch và dễ dàng sử dụng hơn.
Liên hệ ngay 0888.312.828 để được tư vấn chi tiết về các giải pháp và trải nghiệm tiện nghi từ nhà thông minh Lumi.