GIẢI QUYẾT TIÊU CHUẨN KHÔNG ĐỒNG NHẤT GIỮA CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN NHÀ THÔNG MINH

Nhà thông minh (Smarthome) là ngôi nhà trong đó các thiết bị điện, công tắc cho đến bóng đèn sẽ được kết nối với nhau và có thể được quản lý qua ứng dụng trên thiết bị di động. Bề ngoài, nhà thông minh sẽ là sự tiện nghi do tính tự động hóa cao, nhưng đằng sau đó là một sự chồng chéo với nhiều tiêu chuẩn không tương thích với nhau, các mối lo ngại về an ninh và thái độ có phần tiêu cực của các nhà sản xuất thiết bị. Nguyên nhân do đâu?

Tại sao các tiêu chuẩn lại quan trọng?

Bắt đầu với các tiêu chuẩn giao tiếp của các thiết bị. Các thiết bị điện dùng trong ngôi nhà thông minh sẽ phải sử dụng cùng một ngôn ngữ để giao tiếp với nhau. Và các tiêu chuẩn chính là ngôn ngữ giao tiếp. Nhưng trên thị trường nhà thông minh hiện tại có khá nhiều “ngôn ngữ” khác nhau như Apple HomeKit, Google Weave, Samsung SmartThings và tiếc là các tiêu chuẩn này không tương thích với nhau.

Ví dụ bạn đang dùng iPhone thì khổng thể điều khiển ngôi nhà thông minh dùng ngôn ngữ Siri. Tương tự các thiết bị Heat Genius, Hive, Honeywell Ecohome, Nest, Tado hay Heat Miser đều không tương thích với Apple HomeKit. Ngay chiếc công tắc điều khiển từ xa Belkin WeMo cũng không tương thích với HomeKit thậm chí thế hệ đèn thông minh Philips Hue đầu tiên cũng không tương thích với iPhone. Kết quả cuối cùng, bạn cần có một ứng dụng riêng biệt cho từng hệ thống, có thể cả phần cứng riêng. Ví dụ, bóng đèn Hue giao tiếp thông qua kết nối không dây ZigBee, do đó bạn cần phải gắn thêm bộ xử lý trung tâm Wi-Fi (router).

các tiêu chuẩn không đồng nhất của thiết bị điện
Tại sao các tiêu chuẩn lại quan trọng?

Tương tự thiết bị cảm biến nhiệt Nest của Google chạy một phiên bản phần mềm Weave riêng, khác với Google Weave hiện đang được công ty cung cấp cho các đối tác phát triển. Do đó, những sản phẩm dùng Google Weave sau này cũng không thể hoạt động với Nest mặc dù có vẻ như chia sẻ cùng một ngôn ngữ. Tương tự, Amazon Echo cũng đòi hỏi các ứng dụng riêng biệt và nhiều thiết bị cho ngôi nhà thông minh từ các nhà sản xuất khác cũng sử dụng các công nghệ độc quyền.

Kevin Meagher – phó giám đốc phát triển kinh doanh cho ROC-Connect nói: “Tôi nghĩ vấn đề ở đây không phải là công nghệ, mà do phong cách kinh doanh. Nhiều công ty không muốn khả năng tương thích, họ muốn bán các thiết bị công nghệ độc quyền của mình càng nhiều càng tốt và cách đơn giản nhất là triển khai mô hình điểm đến điểm – thiết bị duy nhất, ứng dụng duy nhất. Như vậy, chúng ta hiểu được sự không tương thích bắt nguồn từ đâu. Giống như thuở sơ khai của Internet, những công ty như AOL, CompuServe và The Microsoft Network đều tạo ra những bức tường ngăn cản người dùng không thể thoát khỏi các dịch vụ đang dùng.

các tiêu chuẩn không đồng nhất của thiết bị điện
Nest của Google ban đầu là một hệ thống khép kín, bây giờ nó trở thành thiết bị của bên thứ ba

Tương tự, với thị trường nhà thông minh, các hãng công nghệ cũng tạo ra những rào nhưng giống như Internet, chúng sẽ sớm phải dỡ bỏ. Theo Meagher: “Thị trường đã bắt đầu nhận ra rằng khách hàng không muốn phải đứng trước nhà mình, dùng một ứng dụng để mở cửa và điều khiển hệ thống điều hòa bằng một ứng dụng khác.”

Giao tiếp thông minh hơn giữa các thiết bị điện nhà thông minh

Ngoài nhiều các tiêu chuẩn khác nhau thì các thiết bị có nhiều cách để kết nối với nhau. Wi-Fi thì có khắp mọi nơi nhưng phức tạp và tốn điện đối với các thiết bị cỡ nhỏ. Với những thiết bị này, chúng sử dụng các chuẩn kết nối điện năng thấp được phát triển dựa trên chuẩn Wi-Fi 802.15.4. Hai chuẩn kết nối có tên tuổi hiện nay là ZigBee hiện đang được các thiết bị như bóng đèn Philips Hue khai thác và Zwave được các công ty như ADT sử dụng. Zwave là một chuẩn độc quyền và để sử dụng, thiết bị cần được tích hợp chip sóng của Sigma.

Trong khi đó ZigBee cởi mở và linh hoạt hơn. ZigBee đang là chuẩn được nhiều sự quan tâm bởi tại triển lãm CES 2016 vừa qua, ZigBee Alliance đã tuyên bố hợp tác với Thread Group – tổ chức đang phát triển một giao thức tiêu chuẩn giống như TCP/IP của Internet. Tương tự như ZigBee, giao thức kết nối của Thread cũng dựa trên Wi-Fi 802.15.4 và các công ty đã ký kết hợp tác với Thread ngoài ZigBee Alliance còn có Google, ARM, Samsung và Qualcomm.

Hiện nay tại Việt Nam, Lumi là một trong những nhà cung cấp giải pháp thiết kế nhà thông minh hàng đầu với các thiết bị sử dụng giao thức Zigbee. Các thiết bị điện nhà thông minh của Lumi như công tắc điều khiển từ xa, cảm biến di chuyển, bộ điều khiển trung tâm đều tương thức với nhiều thiết bị của các hãng công nghệ khác, hoàn toàn dễ dàng quản lý qua ứng dụng LumiHome trên di động.

Nguồn: techradar.com

    Gửi thông tin ứng viên




    Xin cảm ơn!