Độ rọi là gì? Độ chói là gì? A-Z về độ rọi chiếu sáng trong nhà

Thiết kế chiếu sáng là lĩnh vực ngày càng nhận được sự quan tâm từ các chủ nhà hiện đại, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc cũng như trải nghiệm sống của cả gia đình. Trong đó, độ rọi là một yếu tố quan trọng, đóng một vai trò không thể thiếu để tạo ra môi trường ánh sáng phù hợp và thoải mái cho hoạt động hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, hãy cùng Lumi phân tích các thông tin quan trọng về độ rọi và 7 tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà qua bài viết dưới đây.

1. Độ rọi là gì?

  • Độ rọi là đơn vị đo lường quang thông trên một diện tích bề mặt chiếu sáng, được đo bằng đơn vị lux (lx). Kí hiệu của độ rọi là E. Độ rọi là một trong những yếu tố quan trọng trong việc chọn mua các thiết bị đèn LED cho từng không gian.
  • Độ rọi cho ta biết mật độ năng lượng ánh sáng tại một thời điểm nhất định. Độ rọi giúp xác định mức độ mạnh – yếu của ánh sáng và đối chiếu với một tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá chất lượng chiếu sáng của không gian.
  • Nhờ vậy, người dùng có thể lựa chọn được mẫu đèn chiếu sáng phù hợp dựa vào thông số độ rọi. Thông thường, đối với khu vực nhà ở, các thiết bị đèn có độ rọi tiêu chuẩn từ 70 lux (cho khu vực tầng hầm) đến 500 lux (cho không gian phòng khách, phòng bếp), giúp đảm bảo ánh sáng cho các hoạt động sinh hoạt của con người.
  • Còn đối với các văn phòng làm việc thì tiêu chuẩn về độ rọi sẽ cao hơn từ 100 lux đến trên 400 lux, mang lại ánh sáng rõ nét với cường độ ánh sáng cao, phục vụ tốt cho quá trình làm việc.
Độ rọi là gì?
Độ rọi là gì?

2. Độ rọi tiêu chuẩn là gì?

  • Độ rọi tiêu chuẩn là thông số quy định về lượng ánh sáng tỏa ra trên một vùng diện tích nhất định.
  • Độ rọi tiêu chuẩn đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho thị giác của con người ở từng điều kiện cụ thể, phục vụ cho các hoạt động làm việc và sản xuất.
  • Tiêu chuẩn độ rọi theo ánh sáng tự nhiên hiện nay khoảng 32000 lux đến 100000 lux.
  • Có thể thấy, độ rọi tiêu chuẩn quyết định mức độ sáng mà một nguồn sáng có thể tạo ra và là một yếu tố quan trọng trong việc thiết kế, đánh giá các hệ thống chiếu sáng và các thiết bị chiếu sáng.

3. Phương pháp đo độ rọi

Hiện nay, để đo lường độ rọi, người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, phụ thuộc vào mục đích và đối tượng cần xác định độ rọi. Một số phương pháp đo độ rọi phổ biến được áp dụng như:

Phương pháp đo độ rọi
Phương pháp đo độ rọi
  • Máy đo độ rọi: Sử dụng thiết bị đo độ rọi, như Luxmeter hoặc Spectrophotometer, để đo lường độ sáng tại một điểm cụ thể trên bề mặt vật thể.
  • Sử dụng điện thoại để đo độ rọi: Người dùng có thể dùng các ứng dụng đo độ rọi có sẵn và đọc kết quả ngay trên màn hình điện thoại.
  • Đo độ rọi bằng phần mềm tính toán chiếu sáng: Phần mềm chiếu sáng Dialux không chỉ giúp tính toán độ rọi mà có thể xác định được số lượng bóng đèn cần dùng và bố trí lắp đặt đèn phù hợp.

4. Công thức tính độ rọi

  • Theo quy chuẩn, độ rọi được tính bằng tổng quang thông trên một đơn vị diện tích bề mặt được chiếu sáng. Công thức:  E=Φ/S (lumens/m2).
  • Dựa vào cách tính trên, công thức tính độ rọi được diễn giải cụ thể theo các thông số:
  • Độ rọi (lux)= (Công suất (W)  x Quang hiệu (Lm/W) x Số lượng đèn sử dụng)/(Diện tích cần chiếu sáng (m2))

5. Công thức tính độ rọi trung bình

  • Trong một không gian có nhiều nguồn sáng, độ rọi trung bình có thể được tính bằng cách lấy trung bình cộng của độ rọi từ mỗi nguồn sáng. Công thức cho độ rọi trung bình (E_trung bình) là:

E_trung bình = (E₁ + E₂ + … + En) / n

  • Trong đó: E₁, E₂, …, En là độ rọi từ các nguồn sáng riêng lẻ. n là số lượng nguồn sáng.

6. 7 Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà

Hiện nay, nhà nước đã ban hành tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà cho từng không gian bao gồm 7 tiêu chuẩn quan trọng dưới đây:

Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà
Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà
  • Độ rọi tối thiểu cho các khu vực làm việc và học tập.
  • Độ rọi cho các khu vực nghỉ ngơi và giải trí.
  • Độ rọi cho những nơi yêu cầu đọc viết chi tiết.
  • Độ rọi cho các khu vực làm việc với máy tính.
  • Độ rọi trong các ngõ hẻm và cầu thang.
  • Độ rọi cho các khu vực ngoài trời vào ban đêm.
  • Độ rọi trong các khu vực sản xuất và chế biến.

7. Bài tập tính độ rọi cho phòng khách

  • Để tính toán độ rọi cho phòng khách, người dùng có thể tham khảo bài toán minh họa như sau:
  • Một phòng khách có diện tích là 30m2, sử dụng bóng đèn LED downlight 5W có tổng lượng ánh sáng độ rọi là 500 lx. Vậy tổng lượng ánh sáng cần dùng cho phòng khách là:  500 x 30 = 15000 lm.
  • Từ đó, người dùng có thể tìm ra số lượng số bóng đèn cần dùng và các giá trị cần thiết để lắp đặt đèn cho phòng khách.

8. Tính độ rọi Online

Hiện nay có rất nhiều phần mềm tính toán chiếu sáng cho phép người dùng tính toán độ rọi online mà không cần sử dụng công thức phức tạp. Với phương pháp tính độ rọi online, người dùng chỉ cần thực hiện theo các bước cơ bản sau:

Tính độ rọi Online
Tính độ rọi Online
  • Bước 1: Nhập các thông số về kích thước của khu vực cần chiếu sáng: chiều dài, chiều rộng, độ cao.
  • Bước 2: Người dùng cần lựa chọn lĩnh vực và không gian chiếu sáng.
  • Bước 3: Cung cấp thông tin là số lượng đèn.
  • Bước 4: Bấm tính toán và nhận kết quả.

9. Một số khái niệm liên quan

9.1. Độ chói

Độ chói
Độ chói
  • Độ chói là một thông số quan trọng khi lựa chọn thiết bị chiếu sáng, ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác cũng như tinh thần và sức khỏe của người dùng.
  • Độ chói là đặc trưng cho khả năng bức xạ ánh sáng của nguồn sáng hoặc bề mặt được phản xạ, giúp người dùng có thể ước lượng được lượng ánh sáng mà mắt mình có thể cảm nhận.
  • Bên cạnh các yếu tố kỹ thuật khác thì độ chói cũng là một thông số quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chiếu sáng và sức khỏe của người dùng.
  • Việc sử dụng các thiết bị đèn có độ chói quá cao trong thời gian dài sẽ gây ra các tật về thị lực như: cận thị, tật khúc xạ và thậm chí là dẫn đến khả năng không nhìn được.

9.2. Nhiệt độ màu

Nhiệt độ màu
Nhiệt độ màu
  • Nhiệt độ màu là chỉ số quan trọng trọng việc lựa chọn nguồn sáng thích hợp cho từng không gian.
  • Nhiệt độ màu có ảnh hưởng đến cảm nhận của người dùng về độ lạnh hay ấm của màu sắc trong khu vực được chiếu sáng.
  • Ngày nay, người dùng thường ưu tiên lựa chọn những loại đèn có khả năng thay đổi nhiệt độ màu; từ đó dễ dàng tùy chỉnh theo từng hoàn cảnh sử dụng, như:
    • Sử dụng đèn 3000K ấm áp cho bữa tối lãng mạn.
    • Ánh sáng trắng 6000K được cài đặt cho ngữ cảnh làm việc cần sự tập trung cao.

Lumi đã giải đáp các thông tin cần thiết về độ rọi, cách tính độ rọi và các khái niệm liên quan đến lựa chọn nguồn sáng phù hợp cho không gian. Mong rằng sau những thông tin trên, mọi người đã hiểu “Độ rọi là gì” từ đó có thể thấy tầm quan trọng của thiết kế chiếu sáng phù hợp, chuyên nghiệp trong đời sống hàng ngày; bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc mà còn là sức khỏe gia chủ. Liên hệ Lumi qua hotline: 0888.312.828 ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết về thiết kế chiếu sáng phù hợp nhất cho ngôi nhà của bạn.

    Gửi thông tin ứng viên




    Xin cảm ơn!