Phòng ngủ của bé được thiết kế chiếu sáng đảm bảo công năng, an toàn sức khỏe mà vẫn thẩm mỹ
1. 3 loại ánh sáng cần đảm bảo cho phòng ngủ trẻ em
Theo nghiên cứu khoa học, ánh sáng tự nhiên từ mặt trời là nguồn sáng tốt nhất cho sức khỏe, sự phát triển con người. Tuy nhiên không phải công trình nhà ở nào cũng đủ điều kiện để đón tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên này. Chính vì vậy, sử dụng ánh sáng nhân tạo từ các thiết bị chiếu sáng chất lượng là giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất để cung cấp nguồn sáng sạch, an toàn cho đôi mắt và sự phát triển của trẻ.
Để mang tới nguồn sáng sạch, an toàn cho trẻ và giúp căn phòng phát huy hết công năng; khi thiết kế chiếu sáng phòng ngủ cho bé ba mẹ cần lưu ý có 3 loại ánh sáng không thể thiếu trong một không gian: ánh sáng môi trường, ánh sáng chức năng (tác vụ) và ánh sáng điểm nhấn.
1.1. Ánh sáng môi trường
Ánh sáng môi trường hay được gọi là ánh sáng tổng hợp và có tác dụng cung cấp nguồn ánh sáng đồng nhất cho cả căn phòng. Ánh sáng môi trường bao gồm ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.
Do đó, khi thiết kế phòng ngủ cho bé cần thiết kế cửa sổ lớn và hướng về phía mặt trời mọc để tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên (đặc biệt là ánh sáng của mặt trời vào buổi sáng sớm). Bởi điều này không những giúp phòng bé luôn thông thoáng, tràn đầy sức sống mà còn giúp bé hấp thụ được nguồn vitamin D một cách tự nhiên.
Trường hợp không tối ưu được nguồn sáng tự nhiên, ba mẹ cần lưu ý lựa chọn nguồn sáng nhân tạo phù hợp cho phòng của bé. Một số dòng đèn chiếu sáng bố mẹ có thể tham khảo lắp đặt như:
Hệ thống đèn spotlight âm trần nhỏ gọn, tinh tế
Đèn treo tường với các hình thù đáng yêu
Đèn chùm kiểu dáng hiện đại, ngộ nghĩnh
Đèn sàn với ánh sáng êm dịu,…
Phòng ngủ của bé không thể thiếu ánh sáng chung
1.2. Ánh sáng chức năng
Có lẽ, việc tập trung học tập chưa bao giờ là dễ dàng với các bé. Vì vậy một nguồn sáng có khả năng kích thích sự tập trung, sáng tạo của các con là vô cùng cần thiết.
Để làm được việc này ba mẹ không nên sử dụng ánh sáng môi trường vì nguồn sáng không đủ sẽ tác động không tốt tới thị giác của bé. Thay vào đó hãy lắp đặt các loại đèn cho ánh sáng chức năng như đèn bàn học hay đèn spotlight góc chiếu nhỏ để giúp não bộ bé luôn tỉnh táo và tập trung hơn vào việc học tập.
Khu vực bàn học được thiết kế ánh sáng tác vụ để giúp các bé tập trung tốt hơn vào việc học tập
1.3. Ánh sáng điểm nhấn
Ánh sáng điểm nhấn với góc chiếu hẹp nên có vai trò làm nổi bật các vật thể, đồ nội thất cụ thể trong phòng. Từ đó giúp căn phòng trở nên thẩm mỹ, cảm xúc và thu hút hơn.
Chính vì thế, khi thiết kế chiếu sáng phòng ngủ cho bé, bố mẹ nên phối hợp hài hòa ánh sáng điểm nhấn cùng ánh sáng khác để làm nổi bật những góc yêu thích của trẻ như: kệ sách, bức tranh con vẽ hay nơi trưng bày bằng khen, đồ chơi.
Thiết kế đèn rọi tranh với ánh sáng nhấn
2. Những yếu tố nên cân nhắc khi thiết kế chiếu sáng phòng ngủ cho bé
Bên cạnh việc lựa chọn loại ánh sáng cần thiết cho không gian, khi thiết kế chiếu sáng phòng ngủ cho bé bố mẹ cũng đừng bỏ qua các yếu tố dưới đây:
2.1. Ánh sáng đèn phòng ngủ của bé
Trong quá trình thiết kế chiếu sáng phòng ngủ của bé, ba mẹ cần đặc biệt chú ý khi lựa chọn nguồn sáng (đèn), công suất (cường độ ánh sáng). Bởi cường độ ánh sáng không đủ hoặc thừa sẽ là tác nhân chính dẫn đến tật khúc xạ mặt ở trẻ. Bố mẹ có thể áp dụng công thức tính sau để tính toán độ rọi (cường độ ánh sáng) và số lượng đèn phù hợp trong phòng ngủ của bé nói riêng và các không gian chức năng khác nói chung.
Công thức tính độ rọi và số bóng đèn thảm khảo:
E= (F1*N1+F2N2+..fn*Nn)*LLF*UF/S
Trong đó:
E: Độ rọi tính toán (độ rọi mục tiêu)
F: Quang thông của một bóng đèn
N: Số bóng đèn
LLF*UF: Hệ số liên quan đến suy hao ánh sáng qua các chao, chụp, hệ số maintain. hệ số hấp thụ bởi tường. Lấy giá trị gần đúng 0.6~0.8
S: Diện tích phòng
Ví dụ: Phòng ngủ của bé có diện tích 20m2, sử dụng bóng đèn downlight 10w lumen 850.
Độ rọi mục tiêu: 300 lux
Số bóng đèn: N= 300*20/(850*0.8) = 8.8 ~ 9 bóng
Ba mẹ lưu ý lựa chọn nguồn sáng chất lượng và tính toán cường độ sáng phù hợp cho phòng ngủ của bé
Bên cạnh cường độ ánh sáng, thì nhiệt độ màu trong phòng của bé cũng rất quan trọng. Bởi nó có những tác động tích cực và cả tiêu cực tới cảm xúc, tâm lý của bé, do đó khi thiết kế chiếu sáng cũng cần tính toán mức độ phù hợp để tạo bầu không khí phù hợp cho căn phòng.
Nhiệt độ màu (đơn vị Kelvins) đèn phòng ngủ của bé được các chuyên gia chiếu sáng khuyến nghị trong mức 3500K-4200K. Bố mẹ cũng hoàn toàn có thể lựa chọn các dòng đèn chiếu sáng thông minh, có khả năng thay đổi nhiệt độ màu linh hoạt để phù hợp với từng nhịp sinh hoạt hàng ngày của bé.
2.2. Chỉ số hoàn màu CRI trên 80
Đèn có chỉ số hoàn màu CRI càng cao, sẽ phản ánh màu sắc của vật thể khi được nguồn sáng chiếu tới càng trung thực và sắc nét. Theo các nghiên cứu, chỉ số CRI từ 80 trở lên sẽan toàn cho thị lực của trẻ, giúp trẻ không bị nhức mỏi mắt khi tập trung học tập trong thời gian kéo dài.
Không những thế, với nguồn sáng có chỉ số hoàn màu trên 80 sẽ giúp phản ánh chân thực các chi tiết nội thất và thể hiện rõ nét cá tính riêng của bé thông qua không gian sống. Hiện tại tất cả các sản phẩm đèn từ Lumi đều có CRI trên 90 đảm bảo phản ánh màu sắc vật thể một cách chân thực nhất.
Lựa chọn đèn có CRI>80 để đảm bảo vật thể được thể hiện sắc nét
2.3. Thiết kế chiếu sáng phù hợp với nội thất trong phòng
Việc tính toán và thiết kế chiếu sáng phù hợp, thống nhất với cách bố trí nội thất trong phòng ngủ của bé là vô cùng quan trọng để đảm bảo:
Thứ nhất: công năng sử dụng thuận lợi để các con học tập, vui chơi, nghỉ ngơi không gặp điều gì bất tiện
Thứ hai: Giường, bạn học, tủ quần áo, kệ trang trí-đồ chơi,… tất cả đều là tâm điểm cần chiếu sáng. Vì vậy các hiệu ứng ánh sáng cần được kết hợp hài hòa, tránh lấn át nhau mà làm hỏng ngôn ngữ thiết kế
Bên cạnh đó, dù là phòng ngủ của bé hay bất kỳ phòng ngủ nào cũng nên lưu ý tránh thiết kế một hệ thống chiếu sáng cố định, nhàm chán. Thay vào đó hãy linh hoạt các dòng đèn spotlight, downlight,… để làm nổi bật các chi tiết nội thất.
Kết hợp thiết kế chiếu sáng và thiết kế nội thất để đảm bảo sự hài hòa cho không gian phòng ngủ của bé
2.4. Hạn chế tối đa nguồn sáng từ thiết bị di động
Ánh sáng xanh từ điện thoại, ipad, máy tính hay tivi có những tác động tiêu cực tới giấc ngủ, sức khỏe và đặc biệt mắt của bé. Để hạn chế những tác động của ánh sáng xanh, bố mẹ có thể áp dụng các cách dưới đây:
Bố trí thiết bị chiếu sáng sau thiết bị điện tử đề tạo nguồn sáng chung, khuếch tán êm dịu
Gắn bổ sung đèn LED màu phía sau màn hình máy tính
Chọn các dòng đèn chất lượng, tái tạo ánh sáng mặt trời
Điều chỉnh nhiệt độ màu màn hình máy tính phù hợp
Thiết kế ánh sáng trắng dịu nhẹ, khuếch tán đều vào ban ngày và ánh sáng vàng vào ban đêm
Khi thiết kế chiếu sáng phòng ngủ cho bé cần hạn chế nguốn ánh sáng xanh độc hại
Trên đây là những điều ba mẹ cần lưu ý để có thể thiết kế chiếu sáng phòng ngủ cho bé đạt hiệu quả thẩm mỹ mà không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Tuy nhiên để thiết kế chiếu sáng phòng ngủ cho bé nói riêng, chiếu sáng mỗi không gian sinh hoạt trong tổng thể ngôi nhà nói chung không phải là việc đơn giản. Nếu ba mẹ gặp vấn đề trong quá trình thiết kế chiếu sáng căn nhà của mình, hãy liên hệ tới số hotline 0888.312.828 để được các chuyên gia thiết kế chiếu sáng hàng đầu của Lumi tư vấn, hỗ trợ và tính toán thiết kế chiếu sáng phù hợp nhất.