Chiếu sáng thông minh (smart lighting) không chỉ đơn giản là việc bật và tắt đèn một cách tự động. Phía sau từng dải ánh sáng là những công nghệ hiện đại, từ cảm biến chuyển động, khả năng điều khiển bằng giọng nói, đến khả năng tương tác với các thiết bị khác trong ngôi nhà thông minh. Giải pháp này không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn tạo nên không gian sống linh hoạt và thân thiện với môi trường. Vậy khái niệm chiếu sáng thông minh là gì? Tất cả các thông tin về giải pháp chiếu sáng thông minh sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. Chiếu sáng thông minh là gì?
- Chiếu sáng thông minh (Smart Light) là giải pháp tận dụng công nghệ để cải thiện và tối ưu hóa trải nghiệm chiếu sáng trong không gian sống. Giải pháp chiếu sáng thông minh không chỉ đơn giản là bật và tắt đèn tự động, mà còn bao gồm các tính năng thông minh và tích hợp; giúp người dùng có thể tùy chỉnh ánh sáng theo sở thích cá nhân và tối ưu hóa năng suất.
- Các chức năng của hệ thống thường hoạt động dựa trên kết nối không dây Zigbee/BLE Mesh. Các bóng đèn LED trong hệ thống được tích hợp phần mềm kết nối với ứng dụng di động, trợ lý ảo, hoặc các thiết bị nhà thông minh khác, giúp việc điều khiển ánh sáng trở nên thuận tiện ngay cả khi bạn không có mặt ở nhà, thông qua ứng dụng trên điện thoại di động.
Chiếu sáng thông minh là xu hướng cho ngôi nhà hiện đại
2. Lợi ích của hệ thống chiếu sáng tự động
Cách thức điều khiển hiện đại và những tính năng hiệu quả vượt trội của smart lighting đem đến nhiều lợi ích mà người dùng hiện đại không thể bỏ qua:
2.1. Dễ dàng tuỳ chỉnh độ sáng
- Hệ thống chiếu sáng thông minh mang đến cho người dùng khả năng tùy chỉnh ánh sáng theo nhu cầu cá nhân của họ. Người dùng có thể điều chỉnh không chỉ màu sắc và cường độ ánh sáng, mà còn điều chỉnh được hướng ánh sáng.
- Người dùng có thể chọn từ một loạt các màu sắc khác nhau, từ ánh sáng ấm đến ánh sáng lạnh, tạo ra không khí thoải mái và ấm cúng hoặc năng động và sôi động tùy thuộc vào bối cảnh và sở thích.
- Ví dụ, trong khi đọc sách, bạn có thể chọn một cường độ ánh sáng nhẹ để giảm áp lực lên mắt, trong khi khi làm việc hoặc thực hiện các hoạt động năng động, bạn có thể tăng cường cường độ ánh sáng để tăng cường tập trung.
2.2. Tiết kiệm điện năng
- Hệ thống chiếu sáng thông minh thường có tính năng tự động điều chỉnh cường độ ánh sáng dựa trên điều kiện môi trường và sự hiện diện của người.
- Nhờ tính năng thông minh này mà khi sử dụng hệ thống chiếu sáng thông minh giúp tiết kiệm năng lượng bằng cách tối ưu hóa sự sử dụng đèn theo nhu cầu thực tế.
2.3. An ninh và an toàn
- Các tính năng như tự động tắt đèn khi không có sự hiện diện không chỉ giúp tiết kiệm năng lượng mà còn tạo ra một môi trường an toàn hơn. Khi không còn ai ở trong phòng; hệ thống có thể tự động tắt đèn, giảm nguy cơ cháy nổ và các rủi ro khác liên quan đến việc giữ ánh sáng hoạt động khi không cần thiết.
- Không chỉ vậy, khi tích hợp trong hệ thống nhà thông minh hệ thống đèn có thể tạo ra các kịch bản chiếu sáng thông minh, kết hợp với các thiết bị thông minh khác để tạo ra lớp hàng rào bảo vệ. Khi có người đột nhập đèn sẽ tự động bật sáng để doạ trộm.
2.4. Nâng cao sức khỏe
- Hệ thống chiếu sáng thông minh chủ động thích ứng với nhu cầu và hoạt động của gia đình, tạo ra một không gian sống thông minh, hiện đại và thuận tiện.
- Với các hệ thống sử dụng công nghệ HCL (Human Centric Lighting), ánh sáng thậm chí còn tự động điều chỉnh; mô phỏng ánh sáng mặt trời để điều hòa nhịp sinh học trong cơ thể; giúp bảo vệ sức khỏe người dùng.
2.5. Tích hợp với nhà thông minh
- Hệ thống có khả năng kết nối với các thiết bị nhà thông minh khác như trợ lý ảo, cảm biến chuyển động, hoặc điều khiển từ xa.
- Sự tích hợp này tạo ra một môi trường thông minh, giúp bạn điều khiển ánh sáng theo cách thuận tiện nhất.
3. Tiện ích của hệ thống chiếu sáng thông minh trong nhà
3.1. Điều khiển đèn từ xa bằng smartphone
- Tính năng này cho phép người dùng tận hưởng quyền kiểm soát toàn diện trên hệ thống chiếu sáng thông qua ứng dụng Lumi Life+ trên smartphone.
- Người dùng có thể điều chỉnh độ sáng, màu sắc, và các cài đặt ánh sáng theo sở thích cá nhân mọi lúc, mọi nơi; từ đó tạo bầu không khí ấm cúng cho bữa ăn gia đình hoặc tạo không gian làm việc tốt nhất cho công việc từ xa.
3.2. Điều khiển đèn bằng giọng nói
- Hệ thống chiếu sáng tự động cho phép người dùng tương tác với hệ thống chiếu sáng thông qua giọng nói, biến không gian sống trở nên thân thiện và thông minh hơn.
- Ví dụ: Bằng cách nói “Bật đèn sảnh” hoặc “Giảm độ sáng,” người dùng có thể thay đổi môi trường chiếu sáng theo mong muốn mà không cần phải chạm vào bất kỳ nút công tắc nào.
3.3. Tự động bật/tắt đèn khi có người
- Sự tích hợp của cảm biến chuyển động, cảm biến hiện diện giúp hệ thống tự động phản ứng khi có người xuất hiện hoặc rời khỏi không gian.
- Khi bạn bước vào phòng, đèn tự động sáng và khi không có người, hệ thống giúp tiết kiệm năng lượng bằng cách tắt đèn một cách tự động.
3.4. Hẹn giờ bật/tắt đèn thông minh
- Khả năng hẹn giờ thông minh giúp người dùng tận dụng ánh sáng một cách hiệu quả dựa trên lịch trình hàng ngày của họ.
- Người dùng có thể cài đặt hệ thống để tắt đèn phòng ngủ vào 10:00 PM, giúp tạo ra không gian yên bình và thuận lợi cho giấc ngủ.
3.5. Tích hợp các kịch bản sinh hoạt tiện ích
- Với hệ thông chiếu sáng thông minh trong nhà, người dùng có thể tạo và kích hoạt các kịch bản thông minh dựa trên các hoạt động hàng ngày, mang lại trải nghiệm sống tiện ích và thú vị.
- Ví dụ khi tạo kịch bản “Buổi tối gia đình” có thể kết hợp tự động bật đèn, điều chỉnh màu sắc và tạo không gian ấm áp khi mọi người trở về nhà sau một ngày làm việc.
4. Thiết bị trong giải pháp chiếu sáng thông minh
4.1. Bộ điều khiển chiếu sáng thông minh
- Bộ điều khiển chiếu sáng thông minh là trái tim của hệ thống, giúp người dùng quản lý và tương tác với các thiết bị chiếu sáng thông minh một cách thuận lợi.
- Nhờ có bộ điều khiển trung tâm mà người dùng có thể sử dụng smartphone hay giọng nói để điều chỉnh độ sáng, chọn màu sắc, hoặc kích hoạt các kịch bản chiếu sáng thông minh.
4.2. Cảm biến thông minh
- Cảm biến nào được lắp đặt cho hệ thông chiếu sáng thông minh giúp nhận diện môi trường xung quanh và tương tác theo cách tự động và linh hoạt.
- Cảm biến chuyển động có thể kích hoạt đèn khi phát hiện sự hiện diện, trong khi cảm biến ánh sáng giúp điều chỉnh độ sáng dựa trên mức độ ánh sáng tự nhiên trong phòng.
- Hệ thống có thể sử dụng cảm biến chuyển động, cảm biến ánh sáng hay cảm biến nhiệt độ để đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng của người dùng.
4.3. Đèn thông minh
- Đèn thông minh không chỉ là nguồn ánh sáng tiện ích mà còn là biểu tượng của sự hiện đại và tiện nghi trong không gian sống.
- Sự kết hợp độc đáo giữa ánh sáng và công nghệ đã mang lại những trải nghiệm đầy mới mẻ và thuận tiện cho người dùng
4.4. Một số thiết bị khác
Ngoài những thiết bị trên, hệ thống chiếu sáng thông minh còn có một số thiết bị khác như:
- Công tắc thông minh
- Công tắc cảnh
- Bộ điều khiển hồng ngoại
- …
5. Ứng dụng của hệ thống chiếu sáng thông minh
Hệ thống chiếu sáng thông minh không chỉ làm cho ngôi nhà trở nên hiện đại mà còn đáp ứng hiệu quả nhu cầu chiếu sáng của nhiều không gian khác nhau. Dưới đây là những không gian phù hợp với hệ thống chiếu sáng thông minh:
- Hệ thống chiếu sáng trong nhà ở
- Hệ thống chiếu sáng cho biệt thự
- Hệ thống chiếu sáng thông minh trên ô tô
- Chiếu sáng thông minh đường phố
- …
6. Lựa chọn thiết bị chiếu sáng thông minh phù hợp
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giải pháp chiếu sáng thông minh đa dạng, với ưu nhược điểm khác nhau. Người dùng khi có nhu cầu nâng cấp hệ thống chiếu sáng trong nhà đôi khi gặp khó khăn trong việc lựa chọn hệ thống phù hợp với gia đình. Dựa vào mục đích chiếu sáng chính, bạn có thể đưa ra lựa chọn tối ưu chi phí và trải nghiệm hiệu quả nhất:
6.1. Chiếu sáng công năng
Nếu như gia đình bạn đơn thuần muốn bổ sung ánh sáng cho các khu vực nội thất và ngoại thất, phục vụ cho các hoạt động thường ngày như nấu ăn, đi lại, xem Tv, quây quần cùng gia đình,…, một hệ thống chiếu sáng công năng gồm các đèn downlight, spotlight, đèn LED dây có thể thỏa mãn được nhu cầu này.
6.2. Chiếu sáng nghệ thuật, chiếu sáng điểm nhấn
- Chiếu sáng nghệ thuật và chiếu sáng điểm nhấn đều là những cách sáng tạo để làm mới không gian sống.
- Sự sáng tạo trong việc sử dụng ánh sáng mang lại không gian sống thêm phần phong cách và cá nhân.
- Chiếu sáng điểm nhấn có thể tạo ra không khí thoải mái và ấm cúng, tạo nên không gian đặc biệt và độc đáo.
- Trong yêu cầu chiếu sáng cao cấp, không gian sống không chỉ là nơi cung cấp ánh sáng mà còn là một tác phẩm nghệ thuật; nơi có sự đan xen khéo léo của các lớp ánh sáng tạo nên không gian thị giác độc đáo và tạo ra cảm xúc cho gia chủ.
- Quá trình thiết kế chiếu sáng ở đây đóng một vai trò không kém phần quan trọng so với thiết kế nội thất; vì ánh sáng không chỉ là nguồn sáng mà còn ảnh hưởng đến vẻ đẹp toàn diện của ngôi nhà và tác động đến tinh thần cuộc sống của cả gia đình.
- Khác biệt với các loại đèn chiếu sáng có tính chức năng cao, đèn dành cho chiếu sáng trang trí được chú trọng đến kiểu dáng bên ngoài và chất lượng ánh sáng. Từ đó, thể hiện sự tập trung vào việc tạo nên không gian sống đẹp mắt và sang trọng, nơi mà ánh sáng trở thành một phần quan trọng của trải nghiệm thẩm mỹ.
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp câu hỏi “chiếu sáng thông minh là gì”. Với sự phát triển của công nghệ, việc tìm kiếm giải pháp smart lighting tại Việt Nam trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Thị trường đa dạng về chi phí và chất lượng, từ các thương hiệu quốc tế đến các sản phẩm chất lượng cao của các thương hiệu nội địa. Là một trong những lựa chọn hàng đầu thị trường; bộ sưu tập Lumi Lighting của Nhà thông minh Lumi hứa hẹn mang đến giải pháp chiếu sáng thông minh hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn. Liên hệ ngay để trải nghiệm chiếu sáng thông minh với những ưu đãi hấp dẫn nhất. Hotline: 0888.312.828.