Khi nói đến chiếu sáng trong nhà hoặc ngoài trời, mọi người thường nghĩ đến nguồn sáng hoặc một loại đèn cụ thể nào đó. Nhưng ngoài yếu tố trên thì còn một số thành tố khác tác động tới việc tạo ra hiệu ứng ánh sáng hiệu quả mà các kiến trúc sư ít khi chia sẻ với bạn. Cùng Lumi điểm qua các yếu tố cần lưu ý để thiết kế chiếu sáng nhà ở hiệu quả.
Không gian sinh hoạt chung được thiết kế chiếu sáng nhà ở hiệu quả
1. Ánh sáng tự nhiên
Bên cạnh việc cung cấp nguồn ánh sáng cho ngôi nhà, ánh sáng tự nhiên có mối liên hệ mật thiết tới sức khỏe con người và thẩm mỹ ngôi nhà.
Đối với sức khỏe: ánh sáng mặt trời có khả năng tác động tới cảm xúc, tâm trạng của con người; đồng thời còn tác động tích cực tới việc sản sinh hormone melatonin, giúp điều hòa giấc ngủ và nhịp sinh học của cơ thể chúng ta.
Đối với thẩm mỹ: ánh sáng tự nhiên với sự thay đổi nhiệt độ màu và góc chiếu sẽ tạo nên những hiệu ứng thẩm mỹ độc đáo chỉ xuất hiện một lần trong ngày. Từ đó mang tới những trải nghiệm thú vị, mới lạ cho gia chủ.
Chính vì những tác động tích cực của ánh sáng tự nhiên mà các nhà sản xuất đèn chiếu sáng không ngừng nghiên cứu, phát triển và tạo ra những nguồn sáng mang tới ánh sáng giống ánh sáng mặt trời nhất. Từ đó đảm bảo các yếu tố về sức khỏe đôi mắt, sức khỏe cơ thể và yếu tố thẩm mỹ, cảm xúc của không gian. Giải pháp chiếu sáng thông minh của Lumi là một minh chứng cho việc thiết kế chiếu sáng lấy con người làm trung tâm. Với hệ thống chiếu sáng thông minh này, ánh sáng trong ngôi nhà sẽ có sự thay đổi nhiệt độ màu linh hoạt và tương ứng với nhiệt độ màu của ánh sáng mặt trời trong quá trình mọc lên và lặn xuống mỗi người.
2. Phân loại không gian, mục đích cần chiếu sáng
Mỗi không gian sống có những nhiệm vụ, chức năng riêng phục vụ cho cuộc sống của con người. Do đó để đảm bảo thiết kế chiếu sáng nhà ở hiệu quả, khi bắt tay thiết kế chiếu sáng cho mỗi không gian cần xem xét mục đích chiếu sáng để làm gì? Từ đó lựa chọn sử dụng loại chiếu sáng, nguồn sáng phù hợp, để mang tới hiệu ứng chiếu sáng mong muốn.
Ví dụ phòng bếp với chức năng nấu nướng sẽ cần ưu tiên sử dụng chiếu sáng chức năng để giúp mọi người có những trải nghiệm khi nấu nướng tốt nhất. Còn phòng khách là nơi cả gia đình sum họp, giải trí, thậm chí cả thư giãn. Với nhiều chức năng trong một không gian như vậy thì sẽ cần tính toán kỹ lưỡng kết hợp các loại đèn phù hợp để thoả mãn các nhu cầu khác nhau trong mỗi hoàn cảnh.
3. Cường độ, góc chiếu, độ chói ánh sáng
Ánh sáng không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt mà còn ảnh hưởng tới cảm xúc và thẩm mỹ của ngôi nhà. Chính vì vậy khi thiết kế chiếu sáng, nhà thiết kế cần phải tính toán đảm bảo cường độ (độ rọi) chiếu sáng vừa đủ; góc chiếu phù hợp để làm nổi bật vật thể hoặc khu vực trong không gian tổng thể mà không ảnh hưởng tới mắt người nhìn.
Cụ thể, độ rọi ánh sáng được khuyến nghị cho phòng khách là 400lux, phòng ngủ cần độ rọi thấp hơn 150lux, trong khi đó phòng bếp lại cần 600lux,… và hạn chế nguồn sáng trực tiếp tới mắt người nhìn gây cảm giác chói mắt. Thay vào đó nên sử dụng nhiều nguồn sáng gián tiếp để đem lại cảm giác dễ chịu nhất đối với đôi mắt.
Tham khảo bảng độ rọi tiêu chuẩn dành cho các không gian sinh hoạt trong nhà:
Không gian
Độ rọi (lux)
Mục đích
Phòng khách
400
Là nơi diễn ra nhiều hoạt động sinh hoạt nhưng không có công việc yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác nên độ rọi cho phòng khách không cần quá cao. Chỉ cần đảm bảo các mục đích chiếu sáng khác nhau tại đây như tiếp khách, xem phim, vui chơi
Phòng ngủ
150
Là nơi nghỉ ngơi nên cần ánh sáng dịu nhẹ, tạo cảm giác thư giãn. Vì vậy độ rọi tại phòng ngủ không cần quá cao
Phòng bếp
600
Mang tới nguồn sáng đủ phục vụ cho hoạt động chế biến, nấu thức ăn
Phòng học
700
Phòng học, phòng làm việc là những khu vực yêu cầu ánh sáng có độ rọi phải phù hợp nhất để không gây nguy hại đến mắt và tinh thần. Độ rọi tại đây dao động trong khoảng 700 lux – 750 lux
Cầu thang
100
Khu vực này không có nhiều hoạt động phức tạp nên chỉ cần nguồn sáng đủ để có thể nhìn nhận vật thể và lưu thông thuận tiện
Phòng tắm
400
Phòng tắm không có nhiều hoạt động nhưng cần nguồn sáng có độ rọi tốt để đảm bảo an toàn khi di chuyển và sinh hoạt thuận tiện.
4. Chọn nguồn sáng phù hợp
Chọn nguồn sáng (đèn) phù hợp là bước cuối cùng và rất quan trọng trong quá trình thiết kế chiếu sáng. Mỗi loại đèn sẽ có thông số kỹ thuật riêng và phục vụ cho từng mục đích chiếu sáng khác nhau. Vì vậy, nếu lựa chọn, lắp đặt sai nguồn sáng sẽ ảnh hướng tới chất lượng thẩm mỹ và không lột tả được bầu không khí cần có của mỗi không gian.
Để mang đến một không gian chiếu sáng hiệu đại và đảm bảo sức khoẻ của các thành viên trong nhà, bạn nên lựa chọn các mẫu đèn thông minh với tiện ích thông minh và có thể tạo các ngữ cảnh sống hiện đại.
Ví dụ: Khi muốn làm nổi bật bức tranh tại phòng khách nhà thiết kế chiếu sáng và thiết kế nội thất thường lựa chọn ánh sáng điểm nhấn với nguồn sáng chiếu ánh trực tiếp và góc chiếu nhỏ như đèn mini spotlight âm trần 7W15 độ chỉnh hướng. Hay khi cần làm nổi bật cây trong sân vườn, chúng ta cần sử dụng đèn rọi cây 5W chống nước với góc chiếu 30° và chỉ số hoàn màu CRI>90 để thu hút sự tập trung của mọi người khi đi qua sân vườn. Đương nhiên tuỳ thuộc vào kích thước từng vật thể được sử dụng trang trí trong không gian mà đèn có thể thay đổi theo để tạo hiệu ứng thị giác tốt nhất.
Trên đây là 4 yếu tố chính được các nhà thiết kế chiếu sáng, kiến trúc sư đặc biệt chú trọng để thiết kế chiếu sáng nhà ở hiệu quả. Đặc biệt không có yếu tố nào quan trọng hơn yếu tố nào, tất cả cần được tính toán và có sự phối hợp hài hòa để đạt mục đích chiếu sáng cao nhất về thẩm mỹ cho không gian sống và vẫn tạo được cảm giác thư thái, thoải mái cho con người sinh sống trong đó.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Lumi Lighting sẽ giúp quý khách hàng có được những thông tin bổ ích và áp dụng hiệu quả cho ngôi nhà. Nếu bạn cần tư vấn lắp đặt chiếu sáng và thiết kế chiếu sáng cho ngôi nhà của mình đừng ngần ngại hãy liên hệ tới số hotline 0888.312.828 để được hỗ trợ nhanh nhất.