Một ngôi nhà giúp cho cuộc sống gia đình có cuộc sống tiện nghi, thoải mái là điều mà nhiều người đang muốn sở hữu, bạn có thể thấy video dưới đây là một ngôi nhà thông minh hoàn hảo. Vậy thiết kế nhà thông minh sẽ cần lưu ý những gì? Việc thi công nhà thông minh cần chuẩn bị ra sao? Tất cả sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.
Để thiết kế lên một ngôi nhà thông minh phù hợp với kiến trúc ngôi nhà của gia đình bạn cần lưu ý những điều sau đây:
1. Chọn mô hình nhà thông minh đơn giản, dễ lắp đặt
Để có thể thiết kế ngôi nhà thông minh như ý muốn việc đầu tiên là cần xác định được mô hình nhà thông minh cần lắp đăt. Hiện nay, một số các mô hình nhà thông minh phổ biến như:
- Căn hộ, chung cư: Nhà thông minh có thể được lắp đặt trong các căn hộ, đem lại tiện nghi và sự linh hoạt cho cư dân.
- Biệt thự, nhà vườn: Thiết kế nhà thông minh trong biệt thự mang đến không gian sống sang trọng và tiện ích cao cấp.
- Nhà phố: Tận dụng công nghệ nhà thông minh để tạo ra một không gian sống tiện nghi và thông minh.
- Khu nghỉ dưỡng: Đối với các biệt thự nghỉ dưỡng, việc lắp đặt hệ thống nhà thông minh mang lại sự tiện nghi và thú vị cho khách du lịch.
2. Lựa chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình
2.1. Các giải pháp nhà thông minh phổ biến hiện này
Trong một ngôi nhà thông minh có rất nhiều giải pháp, mỗi giải pháp sẽ có những tính năng giúp ích cho sinh hoạt của mọi người trong gia đình bạn. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về những giải pháp thông minh này
- Giải pháp chiếu sáng thông minh là tất cả các thiết bị đèn chiếu sáng đều điều khiển qua smartphone, giọng nói hoặc tự động bật/ tắt khi có người và ngoài ra bạn có thể thay đổi được nhiệt độ màu của đèn giúp bảo vệ đôi mắt
- Giải pháp an ninh đa lớp giúp bảo vệ ngôi nhà bạn tránh những xâm nhập từ bên ngoài như cảm biến cửa, cảm biến chuyển động, công tắc cửa, khóa thông minh và camera …
- Giải pháp hẹn giờ, bật/tắt tivi, điều hòa chỉ cần 1 thiết bị cảm biến hồng ngoại có thể giúp bạn điều khiển được cả điều hòa và tivi
- Giải pháp hẹn giờ, bật/tắt bình nóng lạnh một giải pháp mà nhiều người có nhu cầu giúp bạn tiết kiệm điện và luôn có nước nóng vào mùa đông
- Giải pháp hẹn giờ, đóng/ mở rèm giúp bạn không cần phải đóng mở rèm bằng tay nữa và còn có thể kết hợp với từng hoạt cảnh trong nhà
- Ngoài ra còn nhiều giải pháp khác trong nhà thông minh nữa.
2.2. Cách lựa chọn giải pháp thông minh phù hợp với gia đình
- Để lựa chọn giải pháp cho ngôi nhà thông minh của mình thường họ sẽ dựa vào nhu cầu sử dụng của những thành viên trong gia đình.
- Chủ yếu sẽ lựa chọn những giải pháp cơ bản trước như điều khiển các thiết bị điện trong nhà bằng smartphone và giọng nói.
- Tiếp đến là giải pháp chiếu sáng thông minh bằng cách thay thế công tắc cơ bằng công tắc cảm ứng thông minh; bạn có thể sử dụng một số cảm biến chuyển động để thay thế công tắc giúp việc bật/tắt thiết bị chiếu sáng được linh hoạt và tiết kiệm điện hơn. Sau đó đến nhu cầu về giải pháp an ninh đa lớp giúp bảo vệ gia đình tuyệt đối.
- Về giá nhà thông minh phụ thuộc nhiều vào hai yếu tố: Số lượng thiết bị điện và số lượng giải pháp mà bạn lựa chọn sử dụng.
3. Lưu ý lựa chọn thiết bị thông minh
Trên thị trường hiện tại có nhiều đơn vị cung cấp giải pháp nhà thông minh. Trong quá trinh thiết kế ngôi nhà thông minh chúng ta cần lựa chọn những loại phù hợp chi phí với ngôi nhà và đảm bảo an toàn cho gia đình.
- Lựa chọn thiết bị thông minh có thiết kế hiện đại sang trọng giúp tôn lên đẳng cấp của ngôi nhà của bạn
- Điều khiển các thiết bị thông qua Smartphone và giọng nói
- Thi công thiết bị không ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng vì chi phí đi lại hạ tầng điện cũng không hề nhỏ với toàn bộ ngôi nhà
- Dễ dàng lắp đặt giúp cho việc thi công đỡ tốn thời gian và công sức
- Tương thích với kích thước đế âm có sẵn trên thị trường cũng như trong nhà bạn và hạ tầng điện của Việt Nam
- Thiết bị thông minh đảm bảo chất lượng với những linh kiện uy tín và có chứng chỉ đảm bảo an toàn sức khỏe con người, thân thiện với môi trường.
4. Tìm nhà cung cấp phù hợp đảm bảo an toàn
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tính bảo mật bạn nên chọn cho mình những đơn vị cung cấp hệ sinh thái IoT nhà thông minh uy tín chất lượng
- Server tại Việt Nam (các giữ liệu đc bảo mật tuyệt đối )
- Đội ngũ kỹ thuật tư vấn và hỗ trợ chuyên nghiệp theo hệ thống công ty
- Thi công nhà thông minh nhanh chóng và ko phải động trạm đến cấu trúc căn nhà vừa giúp tiết kiệm thời gian và giảm chi phí
- Sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài có chứng nhận an toàn sức khỏe
- Hệ thống đại lý khắp 63 tỉnh thành giúp đảm bảo việc bảo hành và lắp đặt nhanh chóng trong 24h
- Bảo hành 2 năm.
5. Chọn thiết kế ngôi nhà thông minh đơn giản
Chọn thiết kế nhà thông minh đơn giản sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dùng. Cụ thể:
- Dễ sử dụng và điều khiển: Người dùng không cần phải mất nhiều thời gian, công sức để hiểu và thao tác các thiết bị và ứng dụng điều khiển. Điều này giúp tạo ra trải nghiệm người dùng thuận tiện và thoải mái.
- Tiết kiệm thời gian và công sức: Thiết kế đơn giản giảm bớt sự phức tạp trong quá trình cài đặt và cấu hình hệ thống nhà thông minh; giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức.
- Tích hợp dễ dàng: Thiết kế đơn giản cho phép tích hợp các thiết bị và lựa chọn các thiết bị tương thích để kết nối chúng với nhau trở nên đơn giản và tiện lợi hơn.
- Tối ưu hóa chi phí: Thiết kế đơn giản thường đi kèm với chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn. Bạn không cần phải đầu tư vào các thiết bị và công nghệ phức tạp và đắt đỏ. Thay vào đó, bạn có thể tập trung vào những tính năng cần thiết và lựa chọn các thiết bị và giải pháp phù hợp với ngân sách của mình.
- Tương thích và mở rộng: Thiết kế đơn giản cho phép tích hợp và mở rộng hệ thống nhà thông minh trong tương lai. Bạn có thể dễ dàng thêm vào hoặc nâng cấp các thiết bị và tính năng mới theo nhu cầu và mong muốn của mình. Điều này tạo ra sự linh hoạt và khả năng tương thích với các công nghệ và thiết bị mới.
6. Check kỹ bản vẽ thiết kế nhà thông minh
Việc check kỹ bản vẽ thiết kế nhà thông minh là rất quan trong. Nhờ việc check kỹ bản vẽ bạn có thể:
- Đảm bảo tính khả thi
- Tính toán được số lượng thiết bị và hoạch toán chi phí phù hợp
- Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn.
- Hiểu được quy trình xây dựng và kiểm soát tiến độ của công trình.
7. Lưu ý khi setup nhà thông minh
Trong quá trình setup nhà thông minh, cần lưu ý những điều sau:
- Xác định rõ mục tiêu và yêu cầu của bạn. Lập kế hoạch và thiết kế chi tiết trước để đảm bảo việc lắp đặt diễn ra một cách hiệu quả và đúng tiến độ.
- Đảm bảo rằng hệ thống mạng và kết nối internet trong nhà đủ mạnh và ổn định để hỗ trợ hoạt động của nhà thông minh. Cân nhắc vị trí và phạm vi phủ sóng của các thiết bị kết nối.
- Yêu cầu đơn vị lắp đặt bảo vệ hệ thống nhà thông minh khỏi các mối đe dọa mạng và xâm nhập. Sử dụng mật khẩu mạnh, mã hóa dữ liệu và cập nhật phần mềm định kì.
- Trước khi hoàn thành quá trình lắp đặt, kiểm tra và thử nghiệm toàn bộ hệ thống nhà thông minh. Đảm bảo rằng mọi thiết bị và chức năng hoạt động đúng và đáp ứng yêu cầu của bạn.
- Yêu cầu hướng dẫn và đào tạo từ nhà cung cấp để nắm vững cách sử dụng và vận hành hệ thống nhà thông minh.
- Đảm bảo rằng bạn có hỗ trợ sau bán hàng từ nhà cung cấp hoặc nhà thầu để giải đáp các vấn đề và sự cố sau khi lắp đặt hoàn tất.
>>Việc tự thiết kế nhà thông minh thường sẽ khó tối ưu được tiện ích của các thiết bị mang lại đồng thời khó tối ưu được chi phí. Chính vì vậy bạn nên tìm một đơn vị chuyên nghiệp để giúp bạn thiết kế, setup trọn gọi A-Z. Và Lumi là một trong những đơn vị uy tín số 1 tại Việt Nam trong lĩnh vực nhà thông minh sẽ hỗ trợ bạn tốt nhất.
8. 101+ mẫu thiết kế nhà thông minh hiện đại Lumi đã triển khai
Dưới đây là một số mẫu nhà thông minh hiện đại do Lumi triển khai:
Trên đây là những lưu ý khi bạn đang muốn thiết kế nhà thông minh. Để tìm hiểu thêm các sản phẩm về nhà thông minh bạn có thể vào nhà thông minh Lumi để tìm hiểu thêm hoặc liên hệ hotline: 0888.312.828 để chúng tôi tư vấn thêm cho bạn