5 cách lắp đặt cảm biến bật tắt đèn tự động khi có người

Khi bạn di chuyển qua khu vực hành lang hoặc nhà vệ sinh thì đèn tự động bật sáng và nếu như 1 khoảng thời gian bạn không đi qua khu vực đó nữa thì đèn tự động tắt. Trong trường hợp này bạn có thể sử dụng cảm biến chuyển động, hiện tại Lumi đang có bốn loại cảm biến chuyển động để bạn có thể lựa chọn phù hợp với từng hoàn cảnh sử dụng trong gia đình mình.

Bốn loại cảm biến chuyển động của Lumi đều có mắt cảm ứng bật tắt đèn hoạt động dựa trên công nghệ cảm biến hồng ngoại và thiết bị này dùng để kích hoạt thiết bị khác như bật đèn hoặc cảnh báo chống trộm,…

Lưu ý khi lắp đặt cảm biến chuyển động

Đây là thiết bị sử dụng trong nhà không khuyến khích lắp đặt và sử dụng ngoài trời

Lưu ý khi lắp đặt cảm biến chuyển động

Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn lắp đèn cảm biến và sử dụng các loại cảm biến chuyển động của Lumi.

1. Cách đấu công tắc cảm biến hồng ngoại Zigbee

Cảm biến chuyển động Zigbee được sử dụng để kích hoạt các thiết bị khác trong hệ thống, thông qua bộ điều khiển trung tâm

Cảm biến chuyển động Zigbee V1

1.1. Cách đấu công tắc cảm biến hồng ngoại

Bước 1: Cấp nguồn cho cảm biến

  • Xoay mặt trước ngược chiều kim đồng hồ để mở sản phẩm.
  • Lắp bộ biến đổi nguồn được cấp kèm theo sản phẩm.
  • Sau khi cấp nguồn thành công, thiết bị nháy hồng 3 lần trong thời gian 3s.

cấp nguồn cho cảm biến chuyển động Zigbee V1

 

Bước 2: Lắp đặt thiết bị lên vị trí

  • Trước khi cố định vị trí thiết bị chúng ta phải cho thiết bị gia nhập mạng trước. Cố định mặt sau bằng vít lở hoặc băng dính hai mặt

Cố định cảm biến chuyển động bằng vít nở hoặc băng dính hai mặt

  • Lắp đặt hoàn thiện sản phẩm lên đúng vị trí đặt mặt trước thiết bị sao cho các ngàm của mặt sau trùng với các rãnh ngàm của mặt trước, sau đó xoay mặt trước theo chiều cùng kim đồng hồ để các ngàm ăn khớp vào rãnh.

lắp mặt trước của cảm biến chuyển động

1.2. Sử dụng thiết bị

Phát hiện chuyển động:

  • Thiết bị phát hiện chuyển động khi có người di chuyển trong vùng cảm ứng và thông báo về bộ điều khiển trung tâm.
  • Phát hiện chuyển động: Đèn chỉ thị sáng xanh, nháy nhanh 2 lần.
  • Nếu không có tín hiệu chuyển động: Đèn chỉ thị nháy xanh theo chu kỳ 2s/1 lần.

Vùng phát hiện chuyển động:

Vùng phát hiện chuyển động

1.3. Lựa chọn mức thời gian trễ

  • Thời gian trễ là khoảng thời gian tính từ khi cảm biến bắt đầu không phát hiện thấy chuyển động đến thời điểm cảm biến xác nhận trạng thái và gửi tín hiệu về HC.
  • Cảm biến chuyển động có 3 mức thời gian trễ: 30s, 120s, 300s.
  • Mặc định ban đầu là 30s.
  • Người dùng có thể thay đổi các mức thời gian trễ bằng cách nhấn đúp (2 lần liên tiếp) nút config trên mạch cảm biến để chuyển đổi các mức thời gian trễ được miêu tả như bảng dưới.

Cài đặt thời gian trễ

Cài đặt thời gian trễ

Ấn đúp nút Config lần 1 Đèn chỉ thị sáng xanh Thời gian trễ 30s
Ấn đúp nút Config lần 2 Đèn chỉ thị sáng đỏ Thời gian trễ 120s
Ấn đúp nút Config lần 3 Đèn chỉ thị sáng hồng Thời gian trễ 300s

1.4. Cho gia nhập mạng và cài đặt thiết bị trên Lumi Life+

Video tham khảo chi tiết:

1.5. Trạng thái thiết bị

Sau khi gia nhập mạng thành công, người dùng đặt tên thiết bị cho vào phòng.
Trong giao diện phòng người dùng chuyển sang tab hiển thị cảm biến để xem trạng thái của cảm biến sẽ có 5 icon thể hiện cho thiết bị ở trên App Lumi Life bao gồm:

  • Chuyển động
  • Ánh sáng
  • Nhiệt độ
  • Độ ẩm
  • Mức % pin

Trạng thái cảm biến chuyển động trên app Lumi Life

Trạng thái cảm biến chuyển động

  • Icon cảm biến sáng: phát hiện có chuyển động.
  • Icon cảm biến tối: không có chuyển động.

1.6. Cài đặt rule tự động

  • Đối với cảm biến chuyển động người dùng có thể cài đặt Rule tự động bật/tắt thiết bị khác trong nhà hoặc cài đặt các Rule tự động khác theo ý muốn.
  • Đầu vào của Rule là cảm biến chuyển động, đầu ra là thiết bị mà người dùng muốn điều khiển bằng cảm biến.
  • Người dùng chọn trạng thái thiết bị đầu vào và thiết bị đầu ra phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Cài đặt rule cảm biến chuyển động

Cài đặt Rule cảm biến chuyển động

Chi tiết xem hướng dẫn qua video:

2. Cách lắp đặt cảm biến chuyển động Zigbee V2

Cảm biến chuyển động Zigbee V2

Phiên bản cảm biến chuyển động Zigbee V2 này là phiên bản cải tiến của cảm biến chuyển động Zigbee thay bằng sử dụng nguồn bằng pin để người sử dụng dễ dàng lắp đặt và sử dụng

2.1. Lắp đặt điều khiển thiết bị

Bước 1: Cấp nguồn cho thiết bị

  • Để cấp nguồn cho thiết bị người cần thực hiện thao tác mở nắm sản phẩm và lắp pin cấp nguồn cho sản phẩm.
  • Sau khi được cấp nguồn thành công, ta theo dõi đèn Led ở trên vỏ thiết bị. Nếu thiết bị chưa cấu hình vào mạng – Led nháy đỏ 3 lần, còn nếu thiết bị đã được cấu hình vào mạng – Led nháy hồng 3 lần.

lắp nguồn pin

lắp nguồn pin 2

Bước 2: Lắp đặt thiết bị lên vị trí.

  • Trước khi lắp đặt hoàn thiện sản phẩm người dùng cần phải cho thiết bị hoàn thành việc gia nhập mạng trước đó.
  • Phần lắp đặt lên vị trí thao tác giống như với cảm biến chuyển động Zigbee V1

Bước 3: Cho thiết bị gia nhập mạng

  • Bước cho gia nhập mạng giống với phiên bản cảm biến chuyển động Zigbee V1
  • Sau khi ấn gia nhập mạng trên App, người dùng cũng cần phải nhấn giữ nút Config (Ở mặt sau của sản phẩm) trong vòng 2s đến khi đèn Led nháy xanh 2 lần.
  • Lúc này thiết bị sẽ bắt đầu tìm kiếm mạng của HC và nháy đỏ (8 giây/nháy). Cuối cùng khi thiết bị gia nhập mạng thành công đèn Led sẽ nháy hồng 3 lần.

Bước 4: Điều khiển thiết bị trên ứng dụng Lumi Life

  • Sau khi thiết bị gia nhập mạng thành công trạng thái thiết bị sử dụng được thiết lập như giao điện của cảm biến chuyển động Zigbee V1.

Bước 5: Cập nhật phát hiện chuyển động

Khi phát hiện có chuyển động:

  • Nếu thiết bị đã được cấu hình vào mạng:

Pin < 20%: Led nháy xanh 5 lần
Pin > 20%: Led nháy xanh 1 lần

  • Nếu thiết bị chưa được cấu hình vào mạng:

Pin < 20%: Led nháy đỏ 5 lần
Pin > 20%: Led nháy đỏ 1 lần

Icon trên App khi phát hiện có chuyển động/không có chuyển động

Icon trên App khi phát hiện có chuyển động/không có chuyển động

Bước 6: Cập nhật thông tin môi trường

  • Cảm biến ánh sáng: Cứ 30 giây thiết bị sẽ thức dậy và đo cường độ ánh sáng xung quanh, nếu có sự thay đổi lớn hơn hoặc nhỏ hơn 10 lux thì sẽ gửi thông tin mới lên cho HC.
  • Cảm biến nhiệt độ: Nhiệt cứ thay đổi 1 độ C thì thiết bị sẽ gửi lên HC.
  • Cảm biến độ ẩm: Độ ẩm cứ thay đổi 5% thì thiết bị sẽ gửi lên HC.

Ngoài ra mặc định cứ 30p là thiết bị sẽ gửi toàn bộ thông tin môi trường lên. Nếu như người dùng muốn lấy luôn mọi thông tin của cảm biến tại thời điểm đó thì có thể nhấn 1 lần nút Config (Với điều kiện thiết bị đang ở trong mạng)

Nhấn nút Config để cập nhật thông tin

Sau khi ấn nút Config:

  • Nếu thiết bị đã được cấu hình vào mạng:

Pin < 20%: Led nháy xanh 5 lần.
Pin > 20%: Led nháy xanh 1 lần.

  • Nếu thiết bị chưa được cấu hình vào mạng:

Pin < 20%: Led nháy đỏ 5 lần.
Pin > 20%: Led nháy đỏ 1 lần.

2.2. Cài đặt các chế độ hoạt động & chức năng nâng cao cho sản phẩm

Cấu hình điều khiển trực tiếp thiết bị khác (Binding Group)

  • Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của cảm biến chuyển động đó là khi phát hiện chuyển động – bật điện, khi hết chuyển động – tắt điện (Ứng dụng ở vị trí hiên nhà, nhà vệ sinh…).
  • Thông thường ta có thể tạo rule cho những ứng dụng này, tuy nhiên để tối giản cho hoạt động rule trên HC đồng thời với những ứng dụng đơn giản như này, thiết bị vẫn có thể tự động hoạt động mà không cần tới HC.
  • Vậy nên Lumi đã phát triển thêm tính năng Binding (Nhóm trực tiếp dưới thiết bị), với chức năng này sau khi cảm biến gia nhập mạng thành công sẽ có thể gửi trực tiếp trạng thái của cảm biến tới các dòng thiết bị công tắc Zigbeemodule In Out Zigbee

Cảm biến điều khiển công tắc, module thông qua Rule của HC

Cảm biến điều khiển công tắc, module thông qua Rule của HC

HC có nhiệm vụ duy nhất là gia nhập mạng

  • Các thiết bị phải nằm trong cùng một hệ thống mạng Zigbee (Nằm trong cùng HC/LC) thì mới có thể cấu hình Binding với nhau.

Để cấu hình nhóm Binding ta thực hiện những bước sau đây:

Bước 1: Cho cảm biến vào chế độ cấu hình

  • Bấm nhanh 10 lần nút Config ở mặt sau sản phẩm.
  • Lúc này cảm biến chuyển động sẽ trở thành thiết bị khởi tạo (Init) và Led trên thiết bị sẽ nháy hồng một lần.

Nhấn nhanh nút Config 10 lần

Nhấn nhanh nút Config 10 lần

Bước 2: Thêm công tắc, module Zigbee vào nhóm Binding của cảm biến

  • Tiếp theo người dùng tiến hành thao tác cho các thiết bị Zigbee khác vào chế độ Binding (Binding công tắcBinding module In Out).
  • Khi cảm biến chuyển động Zigbee đã mở chế độ Binding, các thiết bị công tắc, module vào chế độ Binding sau thì sẽ tự động thực hiện nhóm với cảm biến.
  • Mỗi khi có thiết bị mới nhóm thành công với cảm biến, Led trên cảm biến sẽ nháy hồng 3 lần.

cam-bien-la-thiet-bi-dau-tien-2-300x229

Bước 3: Hoàn thành cấu hình

  • Sau khi cấu hình xong người dùng có thể nhấn một lần nút Config trên cảm biến hoặc đợi hết 1 phút mà không có thêm thiết bị mới vào.
  • Đèn Led sẽ nháy hồng 3 lần sau đó cảm biến tự động thoát ra khỏi chế độ cấu hình Binding.

2.3. Phụ kiện che mắt cảm biến

Sản phẩm sẽ được đóng gói kèm 2 phụ kiện mắt che cảm biến để có thể linh hoạt theo nhu cầu sử dụng của người dùng.

Phụ kiện che mắt cảm biến

Phụ kiện che mắt cảm biến

2.4. Vùng cảm ứng của thiết bị

  • Với khoảng cách trên, khi người sử dụng đi vào vùng cảm ứng của thiết bị, thiết bị sẽ cảm ứng tốt nhất.
  • Nếu thiết bị không phát hiện người sử dụng trong vùng cảm ứng, hãy liên hệ với Đại lý mua hàng để được hỗ trợ tốt nhất

vùng cảm ứng của thiết bị

3. Cảm biến chuyển động BLE Mesh 

Cảm biến chuyển động Ble Mesh điều khiển trực tiếp với các loại đèn SmartLighting, nhóm Lighting hoặc Scene Lighting (bản Bluetooth Mesh) thông qua cài đặt tính năng nâng cao.

Cảm biến chuyển đông Ble Mesh

3.1. Lắp đặt điều khiển thiết bị

Phần cấp nguồn và lắp đặt thiết bị lên vị trí giống như đối với sản phẩm cảm biến chuyển động Zigbee V2

Bước 3: Cho thiết bị gia nhập mạng

  • Để cài đặt điều khiển thiết bị bằng ứng dụng trên điện thoại người dùng cần có bộ điều khiển trung tâm HC (home controller) mới, phiên bản 2020 trở lên (Có hỗ trợ phần cứng lõi Bluetooth Mesh) và đã tạo nhà trên hệ thống.
  • Phần này bạn có thể tham khảo trực tiếp video như phần gia nhập mạng của cảm biến chuyển động Zigbee V1
  • Sau khi ấn gia nhập mạng trên App, người dùng cũng cần phải nhấn giữ nút Config (Ở mặt sau của sản phẩm) trong vòng 2s đến khi đèn Led nháy xanh 2 lần. Lúc này thiết bị sẽ bắt đầu tìm kiếm mạng của HC và nháy đỏ (8 giây/nháy). Cuối cùng khi thiết bị gia nhập mạng thành công đèn Led sẽ nháy hồng 3 lần.

Điều khiển thiết bị trên ứng dụng Lumi Life, cập nhật phát hiện chuyển động và cập nhật thông tin môi trường của thiết bị này giống với phiên bản cảm biến chuyển động Zigbee V2

3.2. Cài đặt các chế độ hoạt động & chức năng nâng cao cho sản phẩm 

Thay đổi thời gian độ trễ của cảm biến (Thao tác dưới thiết bị)

  • Tính từ lúc cảm biến phát hiện có chuyển động sau bao nhiêu lâu mà không phát hiện thêm có chuyển động nào khác thì cảm biến sẽ báo về là không có chuyển động.
  • Ngoài ra người dùng có thể cài đặt linh hoạt hơn mức độ trễ (Từ 10 -> 3600 giây) thông qua chức năng cài đặt nâng cao trên App Lumi Life

nhấn nhanh nut Config

Cài đặt tính năng nâng cao cho cảm biến (Thao tác trên App Lumi Life)

3.3. Phụ kiện che mắt cảm biến và vùng cảm ứng của thiết bị

Cũng giống với cảm biến chuyển động Zigbee V2 sản phẩm này cũng có đầy đủ vụ kiện và có vùng cảm ứng tương tự

4. Cảm biến chuyển động gắn trần

cảm biến chuyển động gắn trần

  • Đây là thiết bị hoạt động độc lập sử dụng nguồn 220V, tự động bật đèn khi có người chuyển động ở trong vùng cảm ứng.
  • Tích hợp tính năng cảm biến ánh sáng và khả năng điều chỉnh thời gian chờ tắt tự động khi không có chuyển động trong vùng cảm ứng

4.1. Lắp đặt và hoàn thiện thiết bị

Bước 1: Cấp nguồn và đấu nối dây thiết bị.

cấp nguồn cho cảm biến gắn trần

Bước 2: Cố định thiết bị vào vị trí lắp đặt

Lắp cảm biến gắn trần trên trần thạch cao

 

Lắp cảm biến gắn trần trên trần thạch cao

Lắp cảm biến gắn trần trên trần thường

Lắp cảm biến gắn trần trên trần thường

4.2. Sử dụng thiết bị

Phát hiện chuyển động

  • Thiết bị phát hiện chuyển động khi có người di chuyển trong vùng cảm ứng sẽ tự động bật đèn và tự động tắt đèn khi không có chuyển động.
  • Đèn chỉ thị được sử dụng để báo trạng thái của thiết bị.
    • Nháy xanh: Có chuyển động.
    • Sáng xanh: Khi không có chuyển động.

Cài đặt thời gian cho đèn tự động tắt

  • Người dùng sử dụng tuốc nơ vít đầu dẹt hoặc bút thử điện để cài đặt thời gian tắt đèn tự động.
  • Sau khoảng thời gian cài đặt, cảm biến không phát hiện chuyển động sẽ tự tắt.

Cài đặt thời gian tự động tắt

Cài đặt thời gian tự động tắt

Cài đặt mức ánh sáng

  • Thiết bị được tích hợp cảm biến ánh sáng kết hợp với cảm biến chuyển động bật tắt đèn tự động theo điều kiện ánh sáng thực tế.
  • Người dùng sử dụng tua vít đầu dẹt hoặc bút thử điện để cài đặt ngưỡng ánh sáng cho thiết bị.
  • Giá trị ánh sáng thực tế phải thấp hơn giá trị ánh sáng cài đặt thì chế độ bật tắt đèn tự động mới hoạt động.
  • Mũi tên chuyển động theo chiều kim đồng hồ tương ứng với độ lux tăng dần.

Cài đặt mức ánh sáng hoạt động

Cài đặt mức ánh sáng hoạt động

4.3. Góc phát hiện chuyển động

Thiết bị cảm biến gắn trần có 2 góc quét phát hiện chuyển động người dùng cần lưu ý để lắp đặt sản phẩm cho hợp lý.

  • Góc 1: 102⁰.
  • Góc 2: 92⁰.

Góc phát hiện chuyển động

Góc phát hiện chuyển động

  • Ngoài ra thiết bị có các mắt che cảm biến đi kèm giúp thu hẹp phạm vi góc phát hiện chuyển động.
  • Vị trí lắp mắt che cảm biến không cố định, người dùng có thể tùy chỉnh để có góc quét hợp lý nhất.
  • Ví dụ dưới đây là 1 vị trí lắp mắt che cảm biến sẽ có các góc quét như sau:

góc mắt che

Góc mắt che

4.4. Vùng cảm ứng của thiết bị

  • Vùng cảm ứng của bản cảm biến gắn trần giống hệt với bản cảm biến chuyển động Zigbee V1.
  • Khi sử dụng loại cảm biến hồng ngoại gắn trần này bạn không cần phải lắp công tắc đèn nữa. Giúp bạn tiết kiệm chi phí công tắc và tiết kiệm điện.
  • Như vậy bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về tính năng, cách thức hoạt động các loại cảm biến chuyển động

5. Cảm biến đèn cầu thang 2 trong 1

Bước 1: Kết nối dây cho thiết bị

  • Chân L: Kết nối với dây lửa của nguồn điện.
  • Chân N: Kết nối với dây trung tính của nguồn điện và dây trung tính của thiết bị.
  • Chân 1: Kết nối với dây lửa của tải.

Bước 2: Gắn công tắc vào đế âm

  • Tháo kính công tắc: Sử dụng tuốc nơ vít để đặt vào rãnh nhỏ trên viền công tắc và nhẹ nhàng đẩy ra để tháo rời mặt kính.
  • Tháo mặt kính công tắc
  • Gắn công tắc vào đế âm và lắp lại mặt kính:
  • Gắn công tắc vào đế âm

Lưu ý

  • Sắp xếp gọn gàng dây điện trong đế âm để công tắc được lắp vừa và tránh bị vặn vào dây điện.
  • Không vặn bu-lông quá chặt để tránh làm cong công tắc, làm vênh cảm ứng của công tắc không tiếp xúc được với mặt kính, gây khó khăn khi bật/tắt công tắc bằng tay.

Như vậy bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về tính năng, cách thức hoạt động các loại công tắc cảm biến chuyển động. Bạn có thể dễ dàng chọn loại cảm biến phù hợp với nhu cầu của gia đình. Để tìm hiểu thêm các sản phẩm về nhà thông minh bạn có thể vào nhà thông minh Lumi để tìm hiểu thêm hoặc liên hệ hotline: 0888.312.828 để chúng tôi tư vấn thêm cho bạn

    Gửi thông tin ứng viên




    Xin cảm ơn!