Hiện tại có rất nhiều dạng cảm biến bật tắt đèn trên thị trường, đa dạng từ mức giá, kiểu dáng tới công nghệ sử dụng. Hãy cùng Lumi đi một vòng các loại cảm biến đang bán trên thị trường, sau đó chọn 1 chiếc phù hợp với nhu cầu lắp đặt của nhà bạn nhé!
1. Cảm biến bật tắt đèn có những loại nào?
Cảm biến bật tắt đèn hoạt động dựa vào việc thu nhận các tín hiệu đầu vào để đưa ra quyết định bật hay tắt đèn. Dựa vào loại tín hiệu đầu vào, có thể chia thành các loại cảm biến bật tắt đèn như sau:
1.1. Cảm biến bật tắt đèn dựa trên sóng hồng ngoại PIR
- Đây là dạng cảm biến đang được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường do khả năng ứng dụng của nó. Cảm biến này dựa vào sự thay đổi sóng hồng ngoại mà nó thu được để truyền tín hiệu hoặc không truyền tín hiệu.
- Một điểm cộng của loại cảm biến này, đó là nó có thể phân biệt được đâu là vật nuôi, đâu là người dựa vào mức độ hồng ngoại phát ra từ vật thể đó. Ưu điểm này giúp cảm biến hồng ngoại PIR có thể đưa ra những lệnh chính xác và hiệu quả hơn.
- Với cảm biến này, bạn không chỉ có thể sử dụng để bật tắt đèn, mà còn có thể sử dụng để bật tắt hệ thống loa báo trộm, hay thiết kế một vài hệ thống hữu ích khác trong nhà.
1.2. Cảm biến tắt mở đèn dựa vào sóng ánh sáng
- Cảm biến này thường được sử dụng cho các thiết bị đèn ngoài trời, để khi trời tối, đèn có thể tự động sáng lên, và khi trời sáng, đèn tự động tắt. Giải pháp này giúp tiết kiệm năng lượng mà không cần can thiệp nhiều vào hệ thống, cài đặt cảm biến dạng này cũng dễ dàng.
- Cảm biến này cũng thường được tích hợp trong các loại đèn ngủ. Do chi phí sản xuất rất rẻ, nên tích hợp vào luôn đèn là giải pháp mà các nhà sản xuất lựa chọn, vừa tiện cho người dùng, vừa tiện cho nhà sản xuất
1.3. Cảm biến bật đèn dựa vào âm thanh
- Chắc các bạn đã nhìn thấy cảnh này trong phim: Khi nhân vật chính vỗ tay, đèn và hệ thống điện trong nhà tự động sáng. Đó chính là một ứng dụng của cảm biến âm thanh.
- Cảm biến bật đèn tự động dựa vào âm thanh này có khả năng nhận dạng độ lớn và độ cao của âm thanh để từ đó đưa ra lệnh tắt hoặc mở đèn
- Tuy nhiên, vì âm thanh có rất nhiều nguồn phát, đặc biệt là trong môi trường đô thị hiện nay. Một tiếng chuông điện thoại, tiếng kê bàn ghế, hay tiếng nhạc cũng có thể tác động lên cảm biến gây ra những đầu vào không hợp lý. Vì vậy, có một vài nhà sản xuất đã nghiên cứu để cảm biến chỉ “nghe” ở tần số từ 2200 đến 2800 hertz, tương ứng với tiếng vỗ tay, hạn chế những âm thanh không cần thiết có thể đi vào
1.4. Cảm biến bật tắt đèn dựa theo nhiệt độ
Bật tắt đèn theo nhiệt độ thường được áp dụng trong nông nghiệp và chăn nuôi nhiều hơn. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, đèn sợi đốt sẽ được tự động mở, giúp sưởi ấm cho cây và vật nuôi.
2. Lựa chọn công tắc cảm biến bật tắt đèn phù hợp
Qua phần giới thiệu trên, chắc hẳn bạn đã biết được cách hoạt động của công tắc cảm biến bật tắt đèn. Ứng dụng của nó cũng không chỉ hạn chế ở việc bật tắt đèn, mà còn có thể sử dụng để chống trộm, sử dụng trong chăn nuôi, hay rất nhiều việc khác
- Với nhu cầu đơn giản là khi bạn bước qua, đèn tự mở, một chiếc cảm biến hồng ngoại PIR là phù hợp. Mức giá của loại cảm biến này giao động từ 30,000đ cho tới 300,000đ
- Với nhu cầu bật tắt đèn theo điều kiện ánh sáng môi trường như đèn đường, đèn ngủ, một chiếc cảm biến ánh sáng là phù hợp. Mức giá của cảm biến ánh sáng giao động từ 2,000đ cho tới 50,000đ
- Nếu bạn muốn vỗ tay để bật đèn, hãy mua một chiếc cảm biến tiếng vỗ tay. Đáng tiếc là hiện tại ở Việt Nam, các dạng cảm biến âm thanh đều là dạng giá rẻ, chỉ cảm biến theo độ lớn âm thanh chứ không lọc được tiếng vỗ tay. Bạn nên lưu ý trước khi mua
- Nếu bạn muốn một chiếc cảm biến tích hợp chuyển động PIR, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tất cả trong một để có thể vừa theo dõi điều kiện trong nhà qua điện thoại, vừa cài đặt lệnh một cách thông minh hơn. Hãy cân nhắc chọn một chiếc cảm biến của Lumi.
3. Những lưu ý khi lắp đặt cảm biến bật tắt đèn
3.1. Góc nhìn của cảm biến bật tắt đèn
- Mỗi chiếc cảm biến sẽ có góc nhìn khác nhau, tùy thuộc vào công nghệ thu đầu vào được sử dụng và thiết kế của nhà sản xuất. Góc nhìn này sẽ là vùng mà cảm biến có thể thu nhận tín hiệu đầu vào. Mọi thay đổi xảy ra bên ngoài góc nhìn sẽ không được cảm biến ghi nhận.
- Với cảm biến hồng ngoại dạng PIR, góc nhìn thường được đặt là 110 độ, một vài dòng có thể thay đổi góc nhìn để phù hợp với điều kiện sử dụng. Bạn nên lưu ý để có thể chọn vị trí lắp đặt phù hợp
3.2. Bảo quản cảm biến tắt đèn, bật đèn tự động
Khi lắp đặt ngoài trời, các điều kiện mưa, gió, bụi có thể ảnh hưởng tới hoạt động của cảm biến. Vì vậy bạn nên chọn loại cảm biến có thể chống được những tác nhân này, hoặc tối thiểu hạn chế các tác nhân này bằng các giải pháp bảo vệ cảm biến như đặt dưới mái che, lắp hộp bảo vệ
3.3. Vị trí lắp cảm biến bật tắt đèn
Để cảm biến hoạt động chính xác và ít gây ra những đầu ra gây khó chịu cho người sử dụng. Bạn nên đọc những lưu ý sau:
- Cảm biến chuyển động PIR: Với dạng cảm biến này, các bạn nên đặt nó tránh dàn phơi, tránh cây cối. Bối cảnh bên trong góc nhìn của cảm biến nên là bối cảnh tĩnh
- Cảm biến ánh sáng: Với dạng cảm biến này, vị trí đặt nên là những nơi không thay đổi nhiều về ánh sáng. Ánh sáng thay đổi chỉ là nguồn sáng mà bạn muốn chọn là đầu vào. Ví dụ bạn muốn lắp ngoài trời, đèn thay đổi theo ánh sáng mặt trời, vậy thì nên tránh cho cảm biến thu nhận những nguồn sáng từ đèn ô tô, xe máy
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đủ thông tin về cảm biến bật tắt đèn, để bạn có thể tự mua và lắp đặt cho mình một hệ thống chiếu sáng thông minh. Nếu còn thắc mắc, hãy ấn vào phần chat để Lumi tư vấn và hỗ trợ bạn.Tìm hiểu thêm về các loại cảm biến Lumi đang cung cấp tại website lumi.vn hoặc gọi đến hotline để nhận tư vấn chi tiết từ tư vấn viên.